Những loại vũ khí của người Việt cổ khiến kẻ thù khiếp sợ
Người phụ nữ Việt duy nhất trở thành hoàng hậu ở nước ngoài là ai? / Vì sao chất béo cá nhà táng nôn ra quý hơn vàng ròng?
Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử với nhiều chiến thắng trước quân xâm lược. Vì thế, kho tàng vũ khí cổ của người Việt vô cùng phong phú và sáng tạo để thích nghi với cuộc sống luôn phải đương đấu hàng loạt đội quân ngoại bang hùng hậu.
Nỏ liên châu
Mặc dù tên tuổi loại vũ khí này gắn liền với truyền thuyết về nàng Mị Châu và thành Cổ Loa, thế nhưng đây không phải là loại vũ khí chỉ có trong truyền thuyết. Nỏ liên châu là loại vũ khí có thật, do lạc tướng Cao Lỗ phát minh dưới thời vua An Dương Vương. Các di chỉ khảo cổ đều cho thấy rằng đây là loại nỏ có thiết kế đặc biệt, cho phép bắn nhiều mũi tên cùng một lúc.
Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng
Đây là loại súng do tướng quốc Hồ Nguyên Trừng thời nhà Hồ phát minh ra. Thân súng dài khoảng 44 cm, nòng dài 5 cm, có trục quay, thước ngắm, lỗ điểm hỏa, khối hậu. Loại súng này được đúc bằng sắt hoặc đồng, có nhiều kích cỡ khác nhau. Súng cỡ lớn thường phải đặt lên lưng voi, súng nhỏ có hai người khiêng và súng nhỏ vác vai được. Tầm bắt của súng cỡ nhỏ bắn xa khoảng 700m. Loại súng lớn thì có thể đặt cố định hoặc dùng xe kéo vận chuyển.
Long đao của vua Mạc Đăng Dung
Cổ vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Vương triều Mạc ở Hải Phòng. Đây là thanh long đao của một vị vua hiếm hoi còn lưu giữ được trên thế giới. Dù đao đã không còn nguyên vẹn, nhưng với kích thước dài 2,55m (cán dài 1,6 m và lưỡi dài 0,95m) thì các nhà nghiên cứu ước tính đao có lẽ nặng đến hơn 30kg.
Ô long đao của vua Quang Trung
Ô long đao là vũ khí từng theo vua Quang Trung nam chinh, bắc chiến. Trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm Giáp Thìn, thanh đao này từng lấy mạng không ít quân tướng Xiêm. Đến năm Kỷ Dậu, ô long đao lại một lần nữa góp công trong thắng lợi đánh tan quân Mãn Thanh.
Huỳnh long đao của Trần Quang Diệu
Vợ chồng Trần Quang Diệu – Bùi Thị Xuân là hai mãnh tướng nổi tiếng đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho nhà Tây Sơn. Tương truyền, huỳnh long đao là bảo đao do võ sư Diệp Đình Tòng tặng cho Trần Quang Diệu. Đao được đặt tên như vậy là vì đầu con cù – nơi ngậm lưỡi đao – được bọc bằng vàng.
Độc thần kiếm của Nguyễn Nhạc
Đây là thanh kiếm cổ được Nguyễn Nhạc mua được lúc đi buôn trầu. Dù ông đã tặng lại kiếm cho thầy Trương Văn Hiến, nhưng sau này vị sư phụ lại trả lại thanh bảo kiếm để Nguyễn Nhạc làm đại sự. Sách miêu tả độc thần kiếm dài hơn sải tay, có thể chém sắt. Lưỡi gươm được rút ra khỏi vỏ, ánh hào quang tỏa ra lóa mắt.
Song thần côn của Võ Đình Tú và Đặng Xuân Phong
Ngân côn của Võ Đình Tú có màu trắng, được rèn bằng sắt trắng, rất chắc và nặng đến mức phải hai người mới khiêng được. Có giai thoại kể khi Võ Đình Tú múa côn dưới mưa, người ông không dính giọt nước nào. Thiết côn của Đặng Xuân Phong được làm bằng sắt đen, nặng tương đương ngân côn. Cả hai cây côn đều chỉ lớn bằng cổ tay, dài quá đầu, nhưng cả hai đều có sức nặng kinh người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ