Khám phá

Những nền văn minh cổ đại bị lãng quên (Phần 2)

Đối với nhiều người, lịch sử cổ đại là một màn trình diễn tay ba - Ai Cập, Rome và Hy Lạp. Đó là lý do tại sao mọi người dễ dàng có ấn tượng rằng ngoài 3 nền văn minh này, bản đồ thế giới cổ đại phần lớn chỉ là những khoảng trống. Nhưng trên thực tế đã có rất nhiều nền văn minh rực rỡ và đầy quyến rũ từng tồn tại.

Đi tìm bằng chứng công nghệ được tạo ra bởi các nền văn minh ngoài Trái đất / Phát hiện mới về thành phố thuộc nền văn minh cổ đại ở Guatemala

Hung Nô

Đế quốc Hung Nô là một liên minh của các bộ tộc du cư thống trị phía bắc Trung Quốc từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên. Hãy tưởng tượng đó là quân đội Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, nhưng trước đó một thiên niên kỷ, và với xe ngựa. Có nhiều thuyết giải thích cho nguồn gốc của Hung Nô, và có thời điểm một số học giả đã lập luận rằng Hung Nô có thể là tổ tiên của người Hung (sống ở Trung Á và Đông Âu).

Kỵ binh Hung Nô.

Điều rõ ràng nhất là những cuộc tấn công Trung Hoa của quân Hung Nô quá tàn khốc đến mức hoàng đế nhà Tần đã phải ra lệnh tiếp tục hoàn thiện Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn họ tiến xuống phía nam. Gần nửa thế kỷ sau, các cuộc tấn công liên tục và đòi hỏi triều cống của Hung Nô đã buộc người Trung Hoa, lúc này dưới triều đại nhà Hán, củng cố lại và mở rộng Vạn Lý Trường Thành hơn nữa.

Năm 166 trước Công nguyên, hơn 100.000 kỵ binh Hung Nô đã tiến sâu đến cách kinh đô Trung Quốc có 160 km trước khi bị đẩy lui. Nhưng sau này do bất hòa nội bộ, tranh chấp nối ngôi và xung đột giữa các bộ tộc khác nhau, người Hung Nô đã suy yếu, khiến Trung Hoa cuối cùng đã có thể phần nào kiểm soát được người láng giềng phương Bắc này. Tuy nhiên, Hung Nô vẫn là đế chế du cư trên thảo nguyên đầu tiên và tồn tại lâu nhất ở châu Á.

Greco-Bactria

Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, tỉnh Bactria (ngày nay nằm ở Afghanistan và Tajikistan) trở nên rất hùng mạnh và tuyên bố độc lập. Một số tài liệu mô tả đây là một vùng đất giàu có “của hàng ngàn thành phố” với một lượng lớn tiền đúc còn sót lại cho đến ngày nay.

Đội quân Greco-Bactria.

 

Vị trí của Greco-Bactria khiến nó trở thành trung tâm của tổng hợp các nền văn hóa Ba Tư, Ấn Độ, Scythia. Một số nhóm du cư khác cũng góp phần vào sự phát triển của một vương quốc Greco-Bactria độc nhất vô nhị. Đương nhiên, vị trí và sự giàu có của vương quốc này cũng thu hút sự chú ý không mong muốn, và vào đầu thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, sức ép của những người du cư ở phía Bắc đã buộc những người Greco-Bactria phải tiến xuống phía Nam đến Ấn Độ.

Nguyệt Chi

Nguyệt Chi đáng chú ý vì dường như đã chiến đấu chống lại tất cả. Họ khởi đầu là một liên minh vài bộ tộc du cư ở các vùng thảo nguyên phía bắc Trung Quốc. Các thương nhân Nguyệt Chi đi rất xa để trao đổi ngọc bích, tơ lụa và ngựa. Thương mại phát triển đã đưa họ vào cuộc xung đột trực tiếp với Hung Nô, những người cuối cùng đã buộc họ phải ra khỏi trò chơi thương mại với Trung Quốc.

Đồng tiền Nguyệt Chi.

Người Nguyệt Chi hướng về phía Tây, nơi họ đã gặp và đánh bại người Greco-Bactria, buộc những người này phải tái lập ở Ấn Độ. Cuộc di cư của Nguyệt Chi sang Bactria cũng di dời một tộc người gọi là Saka, những người đã đáp lại bằng việc tàn phá nhiều phần của đế chế Parthian. Các bộ lạc của Scythian và Saka cuối cùng đã thành lập lại trên đất Afghanistan. Vào 2 thế kỷ đầu sau Công nguyên, người Nguyệt Chi đã chiến đấu chống lại những người Scythian bên cạnh một số cuộc chiến tranh ở Pakistan và nhà Hán. Trong thời kỳ này, các bộ tộc Nguyệt Chi đã củng cố và lập nên một nền kinh tế nông nghiệp định canh, định cư. Đế chế này tồn tại trong 3 thế kỷ, cho tới khi các lực lượng từ Ba Tư, Pakistan và Ấn Độ tái chiếm lại vùng đất cũ của họ

 

Vương quốc Mitanni

Quốc gia Mitanni tồn tại từ khoảng năm 1500 trước Công nguyên cho tới 1200 trước Công nguyên và bao gồm những vùng đất ngày nay là Syria và bắc Iraq. Người Mitanni được tin là có nguồn gốc Ấn-Aryan và văn hóa của họ chứng minh cho mức độ mà tầm ảnh hưởng của Ấn Độ cổ đại đã thâm nhập vào nền văn minh Trung Đông này.

Nữ hoàng Nefertiti có nguồn gốc Mitanni.

Người Mitanni tin theo niềm tin Hindu như kiếp người, đầu thai và hỏa thiêu, những niềm tin khiến mối liên kết giữa Mitanni và Ai Cập càng gây tò mò. Trên thực tế, nữ hoàng Nefertiti của Ai Cập (là một người Mitanni) và chồng bà, Amenhotep IV, là trung tâm của cuộc cách mạng tôn giáo ngắn ngủi ở Ai Cập. Nefertiti được biết đến là một người rất có tiếng nói và thường được mô tả trong nhiều tình huống, như trừng phạt kẻ thù, mà thường chỉ có ở các pharaoh.

Các học giả hy vọng rằng những cuộc khai quật sắp tới ở kinh đô Washukanni của Mitanni sẽ mang đến nhiều thông tin về vương quốc cổ đại này.

 

(Còn tiếp)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm