Những nền văn minh cổ đại vượt xa trí tưởng tượng của người Trái Đất
Ở ngay Đông Nam Á cũng có một Kim Tự Tháp, hiện thân của nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến nhưng vô cùng bí ẩn / 5 nền văn minh cổ đại từng bị lãng quên
Lịch sử phát triển loài người đã trải qua hàng vạn năm. Tuy nhiên, khi những tiến bộ khoa học liên tiếp đạt được những thành tựu thì nhiều nền văn minh trong quá khứ vẫn chưa thể nào lý giải nổi.
Tại sao cách đây hàng chục nghìn năm, con người đã có thể tiên đoán được số mệnh, những ký tự lạ khắc trên bia đá thực chất có ý nghĩa gì… Và khi đó xuất hiện những lời đồn rằng Trái Đất đã được những người ngoài hành tinh ghé thăm cách đây hàng ngàn năm, và để lại nhiều “di sản”.
Nền văn minh Vinca
Văn minh Vinca(5.000-3.500 TCN)còn có tên khác là Nền văn minh Thung lũng Danube,là nơi có hệ thống chữ viết sớm nhất thế giới, với khoảng 700 ký tự, hầu hết được tìm thấy dưới dạng chạm khắc trên gốm. Hệ thống canh tác của Vinca khiến nó trở thành một trong những nền văn hóa thời kỳ đồ đáphát triển nhất mà con người từng được biết đến.
Bằng chứng về nền văn minh Vinca được tìm thấy dọc theo bờ sông Danube, tồn tại trước cả các nền văn minh lớn của Mesopotamia và Ai Cập. Danube là con sông dài nhất trong Liên minh châu Âu ngày nay, dài thứ hai trên lục địa châu Âu.
Bắt nguồn từ Rừng Đen của Đức, và chảy theo hướng Đông Nam qua trung tâm và phía đông châu Âu đến Biển Đen. Dòng sông như một tuyến giao thông và thương mại kể từ buổi bình minh của lịch sử, phục vụ trong nhiều thế kỷ như là biên giới phía Bắc của phần lớn Đế chế La Mã.
Bằng chứng khảo cổ học đầu tiên được phát hiện vào năm 1908 tại đồi Belo Brdo gần Belgrade. Các nhà khảo cổ tìm thấy cả các các dụng cụ bằng đồng, có niên đại khoảng 1.000 năm trước khi nó được phổ biến tại châu Âu.
Tại một nghĩa địa gần Varna, người ta đã phát hiện thấy“Kho vàng Varna” niên đại khoảng 6.500 năm tuổi, nó có thể là lò rèn vàng lâu đời nhất trên thế giới tạo ra những loại mặt nạ kỳ dị mà hậu thế chưa hiểu hết.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, rất có thể người Vinca đã tạc tượng mô phỏng người ngoài hành tinh từng viếng thăm Trái Đất cách đây hàng ngàn năm. Từ đây người ta suy đoán về sự tồn tại của người ngoài hành tinh và sự tương tác của họ với các nền văn minh cổ đại trong quá khứ.
Nhiều bức tượng thời cổ đại có khuôn mặt kỳ lạ, đầu oval, mắt to lồi, mũi hẹp dài thẳng xuống che miệng nhỏ không có môi. Rất nhiều nghiên cứu, nhiều cổ vật được tìm thấy nhưng đến nay người ta vẫn chưa biết tại sao nền văn minh Vinca lại biến mất, nhưng có một điều chắc chắn là người Vinca là bậc thầy về kiến thức và sự đổi mới sáng tạo.
Nền văn minh Norte Chico
Cho đến nay, rất ít thông tin về xã hội tiền Columbus ở Peru, nơi được xem là có văn minh lâu đời nhất ở châu Mỹ. Tại đây còn lưu lại nhiều công trình đồ sộ, bao gồm cả kim tự tháp và phần còn lại của các hệ thống thủy lợi phức tạp…
Đến nay, 6 kim tự tháp đã được phát hiện, trong đó có cả kim tự tháp lớn nhất có tên Piramide Mayor. Mặc dù không phức tạp như kiến trúc Inca, nhưng các kim tự tháp của Norte Chico vẫn là những kiến trúc hoành tráng và phức tạp.
Caral được người Norte Chico gọi là vùng đất linh thiêng do tập trung nhiều công trình tôn giáo. Nền văn minh Norte Chico phát triển rực rỡ từ thiên niên kỷ 4 đến thiên niên kỷ 2 TCN với sự ra đời của đô thị đầu tiên tại Huaricanga, Fortaleza và kéo dài cho đến thời kỳ suy thoái vào năm 1800 TCN.
Nền văn minh Nineveh
Nền văn minh Nineveh (6000 – 612 TCN), nay là vùng đất Mosul của Iraq, một trong những nền văn minh lâu đời nhất, vĩ đại nhất thế giới. Nineveh từng bị tàn phá bởi một loạt trận động đất, khiến ngôi đền đầu tiên Ishtar bị phá hủy, tuy nhiên, thành phố vẫn tiếp tục phát triển.
Vua Sennacherib đã quyết định chọn Nineveh là thủ đô của Đế chế Assyria, cho xây dựng một bức tường lớn với 15 cổng xung quanh và các công trình khác như công viên, kênh đào, cầu cống và một cung điện 80 phòng. Một số học giả tin rằng Vườn treo Babylon nổi tiếng ở Nineveh là công trình đã được nhà vua này xây dựng.
Ngoài các kiến trúc nói trên, tại Nineveh còn có một thư viện khổng lồ, chứa hơn 30.000 bài vị đất sét khắc họa hình ảnh hoa văn, dữ liệu, một trong những kiến trúc nổi tiếng thời bấy giờ.
Một trong những bài vị khác thường nhất được tìm thấy tại đây kể về một trận lụt lớn đã nhấn chìm cả thế giới và một người đàn ông sống sót bằng cách đóng thuyền và thả một con chim bồ câu để tìm kiếm vùng đất khô. Phiên bản của câu chuyện Noah’s Ark (thuyền Nô-ê), đã được nhắc đến trong chương 6 đến chương 9 của Sách Sáng thế trong Kinh Thánh.
Văn bản mô tả việc ông Nô-ê đóng con tàu này theo ý Chúa là để cứu ông và gia đình cùng các loài động vật nhằm khỏi bị diệt vong bởi trận trừng phạt đại hồng thủy của Thiên Chúa. Đây là một phần sử thi thơ được viết vào năm 1800 TCN, 1.000 năm trước khi nó được đưa vào Kinh Do Thái giáo (Hebrew Bible).
Phần lớn nội dung của thư viện Nineveh hiện đang được bảo quản trong kho của Thư viện Anh. Mối thù hoàng gia vào năm 627 TCN đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế quốc Assyria và vào năm 612 trước CN, Nineveh đã bị thiêu rụi bởi một lực lượng liên quân gồm người Ba tư, Babylon và những tộc người khác. Sau đó những người này đã phân chia và chiếm giữ từng khu vực khiến cho các kiến trúc của nền văn minh Nineveh bị thất lạc, hoang tàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách