Những nghi thức hôn lễ độc đáo trên thế giới
Những cuộc chiến vô nghĩa bắt đầu từ lý do ngớ ngẩn nhất lịch sử / Rơi nước mắt trước cảnh cá voi mẹ cả đêm 'an ủi' đàn con trước khi bị giết lấy thịt
Tuy nhiên tại nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn tồn tại những nghi thức rối rắm, đôi khi vô lý buộc mọi người phải tuân thủ.
Càng gây ồn ào càng tốt
Charivari là tập tục dân gian lâu đời ở Pháp, thường được áp dụng khi cô dâu chú rể rời đám cưới trở về mái ấm riêng của mình. Tức thì tất cả thân bằng quyến thuộc, người quen và hàng xóm của đôi uyên ương đều tìm cách gây ra sự ồn ào tối đa như la hét, hú gọi, đập gõ nồi niêu xoong chảo...
Theo phong tục có từ thời Trung cổ, sự huyên náo bất thường sẽ giúp xua đuổi tà ma, cũng như những kẻ xấu bụng rắp tâm cản trở cuộc sống của đôi vợ chồng mới
Đeo nhẫn vào chân cô dâu
Trên thế gian này người ta thường đeo nhẫn cưới vào ngón tay áp út, nhưng nhiều vùng tại Ấn Độ lại ở chỗ tương phản là dưới… bàn chân của cô dâu. Khi làm lễ đính hôn, chú rể sẽ đeo nhẫn vào ngón áp trỏ trên bàn chân trái tân nương, tới thời điểm đám cưới là chỗ tương tự ở chân bên phải.
Tập tục “tréo ngoe” này được gọi là Bichiua, với những chiếc nhẫn được làm từ bạc nguyên khối, thứ kim loại đặc trưng không dễ bào mòn theo năm tháng. Bất cứ người phụ nữ có chồng nào cũng đều giữ gìn cẩn thận cặp nhẫn đeo dưới chân, nếu sơ ý đánh rơi một chiếc tiềm ẩn nguy cơ cuộc hôn nhân của họ sẽ bị trục trặc.
3 ngày không được vệ sinh cá nhân
Phong tục kỳ quặc này được áp dụng triệt để trong bộ tộc Tidong, một sắc dân cư ngụ trên đảo Borneo dọc đường biên giới tiếp giáp giữa Indonesia với Malaysia. Theo đó cô dâu chú rể mới thành hôn bị nghiêm cấm tắm rửa, vệ sinh cá nhân, kể cả việc... đại tiểu tiện trọn cả 3 ngày 3 đêm liền sau đám cưới.
Đội ngũ giám sát tình nguyện đông đảo, bao gồm cả những người thân của đôi uyên ương sẽ luân phiên nhau theo dõi không rời mắt suốt khoảng thời gian đã định, bởi theo quan niệm tâm linh nếu nếu cặp vợ chồng mới vi phạm điều cấm kỵ, ắt trong cả quãng đời kế tiếp họ sẽ gặp phải nỗi bất hạnh.
Tắm gội bằng chất khó tẩy rửa
Khoảng vài tiếng đồng hồ trước thời điểm cử hành lễ cưới, đôi uyên ương liền bị những người quen “bắt cóc” lên xe bít bùng chở đến chỗ đặc biệt. Tại đây mẹ chú rể hoặc mẹ cô dâu đã đợi sẵn, với thùng đựng thứ nước hổ lốn trong tay pha tạp giữa trứng gà, thuốc nhuộm, các loại nước sốt, thậm chí cả dầu nhờn phế thải nữa rồi... đổ ụp lên người đôi tình nhân suốt từ đầu đến chân.
Tập tục độc đáo này cho đến nay vẫn còn tồn tại ở nhiều địa danh thuộc xứ Scotland, được giải thích đó là nghi lễ xua đuổi tà khí nhằm đảm bảo hạnh phúc tương lai trong đời sống vợ chồng.
Đập bát đĩa thoải mái
Phong tục cố ý đập vỡ bát đĩa cầu may khi tổ chức hôn lễ, trải qua hàng thế kỷ luôn được dân chúng vùng đông nam châu Âu tuân thủ, nhất là tại những địa bàn thôn quê vốn coi trọng nghi thức truyền đời. Ngay sau khi được vị chủ hôn công nhận, cô dâu chú rể sẽ tiến đến chỗ để những chồng bát đĩa đã soạn sẵn, rồi thi nhau ném về phía trước với sức mạnh tối đa sao cho có nhiều mảnh vỡ nhất.
Việc đập vỡ chén đĩa thoải mái được lý giải là nghi thức bắt buộc lúc kết hôn, hàm ý chứng tỏ đôi vợ chồng mới sẵn sàng cùng nhau vượt qua mọi trở ngại trên đường đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ