Khám phá

Top 5 kho báu bí ẩn ở Nga

Những tòa nhà được trùng tu tôn tạo mới tại thủ đô Maxcova của nước Nga đã khiến cho nhiều hiện vật lịch sử được xuất hiện trở lại trong mắt công chúng. Một trong những khám phá đã được thực hiện bởi các nhà khảo cổ học Nga, khi 10 đồng xu bạc được tìm thấy ngay bên trong một cái rương bằng ngà voi có niên đại vào thế kỷ 16….

Điều bất ngờ về thứ tiếng cổ nhất thế giới / Vẻ đẹp hút hồn của thị trấn cổ với hàng trăm ngôi nhà bằng đá ở Italia

Thời điểm đó, ai là chủ sở hữu của những đồng tiền này có thể mua được cả một đàn ngỗng. Nhưng giờ đây, 10 đồng bạc đã an trí tại một trong những bảo tàng lịch sử nổi tiếng nhất thủ đô Maxcova.

Trong khi những món đồ nhỏ và độc đáo thường xuyên tìm thấy, thì vẫn còn có những kho báu khổng lồ đang nằm ẩn nấp đâu đó ngay trong lãnh thổ Nga. Nhiều tay săn lùng đã cố gắng lần theo những kho báu vô giá đó với ước vọng giàu sang, phú quý. Mời bạn đọc cùng khám phá 5 kho báu lớn của nước Nga và vẫn đang chìm trong bức màn huyền bí.

Thư viện của Ivan "bạo chúa"

Một trong những thư viện vô giá đầu tiên bị mất tích đã thuộc về tài sản của vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga: Ivan IV Vasilyevich, hay còn có một cái tên gây kinh hoảng khác, Ivan “Bạo chúa”.

Tòa thư viện của “Ivan Bạo Chúa” được hình thành từ đời ông nội của ông ta là Ivan III (Đại Đế) của nước Nga. Sau cái chết của người vợ cả của Sa hoàng Ivan III là hoàng hậu Maria of Tver vào năm 1467, Giáo hoàng Paul II đã đề xuất việc Sa hoàng Ivan III cưới Sophia Paleologue, tức là cháu gái của Hoàng đế Byzantine cuối cùng trong một nỗ lực nhằm ràng buộc Nga với Tòa thánh ở La Mã.

Khoảng năm 1472, Ivan và Sophia nên duyên chồng vợ, một kho báu đủ các loại sách cổ từ đế quốc Byzantine được chuyển về kinh thành Maxcova cùng với cô dâu. Có tài liệu nói rằng số sách cổ này là một phần của Thư viện Constantinople được người Thổ Nhĩ Kỳ cứu vớt trong trận đại hỏa hoạn thiêu rụi kinh thành này vào năm 1453, cũng như nhiều bản thảo quý giá từ Thư viện Alexandria (Ai Cập cổ đại).

Ivan “Bạo chúa” cũng là một nhà sưu tập sách. Người ta nói rằng thư viện của Ivan chứa đầy ắp các sách viết bằng các ngôn ngữ Hy Lạp, Latin, Do Thái và Ai Cập, Trung Quốc có từ thế kỷ thứ 2, cũng như nhiều tài liệu có ngay trong thời kỳ trị vì của Ivan “Bạo chúa”.

Có tin nói rằng, Ivan đã giữ số sách quý giá này ngay trong tầng hầm của cung điện Kremlin, và cần mẫn dịch chúng sang tiếng Nga. Nhiều dịch giả ngại dịch các sách này do lo sợ chúng chứa ngầm ẩn ý ma thuật hại người.

Ảnh minh họa.

Nhưng Ivan “Bạo chúa” băng hà, thư viện sách bỗng đột nhiên mất tích, có người ngờ rằng nó bị thiêu hủy một cách cố ý. Cũng có người cho rằng thư viện này còn tồn tại, và Ivan “Bạo chúa” đã nguyền rủa nó rằng ai cố tình lấy cắp sách của ông ta đều phải bị mù.

Nhưng nhiều người bất chấp các đồn đãi vẫn cất công tìm kho báu này trong suốt hàng thế kỷ qua, bao gồm cả Peter Đại Đế và các đại diện của Vatican, nhưng không ai thành công. Trong nửa đầu thế kỷ 20, nhà khảo cổ học Nga, Ignatius Stelletskii đã giành hết cuộc đời ông vì kho báu này.

Bằng cách dùng các tấm bản đồ cổ về Kremlin, Stelletskii phỏng đoán chính xác vị trí của thư viện và sau đó nhận được giấy phép khai quật của chính quyền Liên Xô vào năm 1929. Công việc khai quật được tiến hành dưới tháp Arsenalnaya bắt đầu từ năm 1933. Khi Đại chiến thế giới II bùng nổ, cuộc khai quật bị đình lại.

Stelletskii dự định khi kết thúc chiến tranh sẽ tiếp tục làm, nhưng sức khỏe ông yếu dần và qua đời vào năm 1949. Không chắc lắm liệu thư viện của Ivan “Bạo chúa” có được tìm thấy, ngay cả khi đã xác định chính xác địa điểm ẩn giấu nó thì nội dung sách có thể không còn nguyên vẹn theo thời gian. Mặc dầu vậy, người ta vẫn không hề nản lòng trong việc hé mở bí ẩn trăm năm về kho tàng quý báu này.

Kho báu của hoàng đế Sigismund III Vasa

 

Đầu thế kỷ 17, lính Ba Lan đã xâm lược nước Nga và thu thập vô số đồ quý giá mà họ tìm thấy. Họ cũng lập kế hoạch chuyển toàn bộ số kho báu cướp được về Vac-sa-va (Ba Lan) cho Hoàng đế Sigismund III, nhưng kho báu không tới Smolensk mà đột nhiên biến mất dọc đường.

Mặc dù tài liệu nói rằng địa điểm tình nghi có kho báu là bên dòng sông Khvorostyanka, nhưng những nhà săn lùng kho báu vẫn không sao tìm thấy nó. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng kho báu có lẽ nằm đâu đó ở vùng Mozhaysk hay Aprelevka thuộc Maxcova ngày nay.

Kho vàng của Napoleon

Khoảng tháng 10/1812, khi Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte quyết định “đào tẩu” khỏi nước Nga, quân đội Pháp đã lên kế hoạch phải di chuyển cùng với Napoleon là những châu báu quý giá. Họ bị cáo buộc đã chở theo 2 đoàn xe, một đoàn lèn chặt những tài sản quý giá lấy từ điện Kremlin, đoàn xe kia chở theo một bộ sưu tập các loại vũ khí cổ xưa.

Xui thay, khi đoàn xe của Napoleon bị chặn lại bởi quân lính Nga trong các điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt thì đoàn quân đói khát của Napoleon buộc phải bỏ lại một số kho báu. Một số nhà nghiên cứu tin rằng những kho báu bị bỏ lại có thể đang nằm đâu đó tại một trong những hồ nước ở miền Tây vùng Smolensk.

 

Đã có một số nỗ lực săn lùng kho báu này ngay từ đầu thập niên 1960. Một toán tìm kiếm đặc biệt đã được phái tới vùng Smolensk nhưng đã thất bại. Ngày hôm nay, kho vàng của hoàng đế Napoleon vẫn được xem là địa điểm cần phải khám phá của những tay săn lùng kho báu ở Nga.

Tàu chở châu báu bị đắm ở vịnh Ussuri

Ngày 7/10/1906, một con tàu chở khách có tên gọi là Varyagin đã bị đắm trong vùng biển thuộc vịnh Ussuri, ngày nay là lãnh thổ Primorye (Nga). Ngay bản thân tấn bi kịch này cũng không thu hút sự quan tâm của công luận bằng những sự kiện xảy ra sau đó.

Con tàu chở khách này có chủ nhân là thương gia Aleksei Semyonovich Varyagin và sau khi con tàu này bị đắm, chủ nhân đã đòi chính quyền phải bồi thường cho ông ta số tiền tương đương 60.000 Rúp (xấp xỉ 25.000 USD ngày hôm nay) cho một kho hàng giá trị trên boong tàu.

Tỉnh trưởng Ussuri khước từ lời đề nghị này, và đến năm 1913, cựu thuyền trưởng tàu Varyagin đã tiến hành một chuyến thám hiểm trực chỉ đến địa điểm có xác tàu đắm. Họ đã tìm thấy xác tàu đắm, nhưng vì không có nhân lực và ngân sách để trục vớt con tàu nên đành quay về. Những trận bão lớn, sự khởi đầu của cuộc Đại chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Cuộc cách mạng năm 1917 đã ngăn ngừa một chuyến thám hiểm mới đến vị trí có xác tàu đắm.

 

Kho vàng Kolchak

Chuyện kể rằng, trong suốt thời kỳ Nội chiến Nga, Bạch Vệ đã tuyên bố rằng Đô đốc Alexander Kolchak trở thành nhà lãnh đạo tối cao của vùng Siberia từ năm 1918 đến năm 1920. Uy quyền của Kolchak là lãnh tụ được hậu thuẫn bởi một trữ lượng vàng thuộc loại lớn của Nga thời kỳ đó, ước tính lên tới 650 triệu Rúp (tương đương số tiền 280 triệu USD ngày nay).

Đô đốc Kolchak đã di dời kho vàng này từ Kazan đến Siberia nhưng có một phần trong kho vàng này đã bị cướp trên đường đi, bản thân Kolchak cũng bị cáo buộc đã biển thủ không ít tiền từ kho vàng này.

Khoảng năm 1921, sau khi Đô đốc Kolchak qua đời, một số vàng tương đương 250 triệu Rúp (khoảng 108 triệu USD tiền ngày nay) bỗng dưng biến mất. Trong khi một số người cho rằng kho vàng đó có thể đang được chôn giấu đâu đó ở Siberia, ở Novosibirsk hay nơi nào đó nằm dọc theo tuyến Đường sắt liên Siberia, thì cũng có các nguồn tin cho rằng kho vàng có thể nằm đâu đó ở vùng Altai…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm