Những ngôi mộ cổ bề thế giữa phố phường sầm uất Hà Nội
Trong khu vực nội thành Hà Nội, những ngôi mộ cổ này hiện lên như khoảng lặng giữa lòng các khu dân cư sầm uất.
Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Bí ẩn dự ngôn về cái chết ở chốn thiên đường / Nghi vấn về bức họa lâu đời nhất của Leonardo Da Vinci
Trong khu nghĩa trang làng Linh Đường (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) cạnh khu đô thị Linh Đàm sầm uất, có một ngôi mộ đá cổ đồ sộ với cấu trúc được các nhà nghiên cứu đánh giá là rất đặc biệt. Người dân trong vùng gọi đây là lăng Bà Chúa.
Ngôi mộ được ghép từ những phiến đá vuông vức, có bình đồ hình chữ nhật với kích chiều dài 4,1m, rộng 3m, chiều cao từ đỉnh nóc xuống đến chân khoảng 3m. Theo dân địa phương, công trình này đã tồn tại từ rất lâu đời, và không còn một ai biết về lai lịch của người nằm dưới mộ.
Xung quanh lăng mộ bí ẩn từng có nhiều lời đồn thổi về những kho báu chôn phía dưới. Vì những lời đồn này, vào năm 1989, một nhóm trộm đã đánh mìn phá mộ. Tuy nhiên, do kết cấu mộ quá rắn chắc nên bọn chúng không thể lấy được gì. Ngay sau đó các chuyên gia tiến hành khai quật mộ.
Kết quả khai quật cho thấy trong mộ là có quách bằng hợp chất và một cỗ quan tài bằng gỗ ngọc am. Trong quan tài là xác ướp một người phụ nữ tuổi ngoài 60, được an táng khoảng nửa cuối thế kỷ 18. Sau đó, thi hài được trả về chỗ cũ và một am thờ nhỏ được xây phía trước mộ.
Nằm bên đường Kim Giang thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội, khu lăng mộ Nguyễn Trọng Hợp có diện tích khoảng 600m2, trồng nhiều cây cối. Ở trung tâm là mộ phần cụ Nguyễn Trọng Hợp - vị quan đại thần nhà Nguyễn.
Mộ có dạng vòm bán nguyệt, đường kính khoảng 1,2m, dài 2m, đặt trên ba cấp nền mở rộng từ trên xuống dưới. Trước mộ có bàn thờ và hương án. Công trình được ghép từ những phiến đá lớn, gia công rất chính xác.
Phía sau mộ là nhà bia. Bên trong nhà bia đặt một tấm bia cổ ghi lại thân thế, sự nghiệp, ca ngợi công đức của quan đại thần Nguyễn Trọng Hợp.
Theo sử sách, Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902) quê ở xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín (nay là phường Đại Kim). Ông thi đỗ Tiến sĩ, thăng tiến qua tất cả cấp bậc quan chế triều Nguyễn. Ông cũng được nhìn nhận như một nhà văn hóa với nhiều cống hiến về sử học, văn học.
Nằm ven đường Linh Đàm, thuộc địa phận phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội, lăng mộ Bà Chúa Trần Thị Tốt là một địa điểm tâm linh nổi tiếng gắn với lịch sử làng Đại Từ xưa.
Tương truyền, bà Trần Thị Tốt được sinh ở làng Đại Từ vào thời Hậu Lê. Thuở thiếu thời do xinh đẹp, tài giỏi hơn người bà được mời vào Vương phủ. Không quên gốc gác bình dân, bà thường giúp dân ngèo mọi bề sinh sống và hiến nhiều ruộng đất, tiền vàng, lập đình, chùa...
Sau khi bà mất, dân làng đã lập điều ước và tạc trên bia đá, tượng đá, suy tôn Bà làm Hậu Thần, Hậu Phật, hàng năm phụng thờ và căn dặn con cháu muôn đời phải tu sửa cho hoàn hảo. Sau nhiều thế kỷ, làng Đại Từ đã trở thành một khu đô thị sầm uất, nhưng những điều ước vẫn được duy trì.
Người dân Đại Từ tin rằng mộ Bà Chúa rất thiêng vì hương hồn của Bà vẫn phù trợ dân làng suốt nhiều thế hệ qua. Năm 2006, khu mộ đã được trùng tu bề thế và khang trang, trở thành một địa điểm tâm linh thu hút đông đảo du khách gần xa vào các dịp lễ, Tết.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Cột tin quảng cáo