Khám phá

Những 'ngôi sao nhân tạo' khiến các nhà thiên văn học 'nổi đóa'

SpaceX vừa phóng thêm 60 vệ tinh Starlink để nâng tổng số vệ tinh của dự án lên 180. Các vệ tinh này sáng như những ngôi sao, gây phiền toái cho các nhà thiên văn học.

Cận cảnh ngôi sao được cho là có người ngoài hành tinh sống / Lỗ đen khổng lồ xé toạc và nuốt chửng một ngôi sao

Những ngày gần đây, bạn có bắt gặp hàng chục đốm sáng nằm gần nhau và di chuyển cùng nhau trên bầu trời? Trông chúng như những vì sao mới thắp trên trời đêm.

Nhưng thật ra chúng không phải những ngôi sao, càng không phải các hành tinh. Vậy chúng là gì thế? Đó là những vệ tinh Starlink của SpaceX vừa được phóng bổ sung vào không gian hôm 07/01/2020 vừa qua.

Những 'ngôi sao nhân tạo' khiến các nhà thiên văn học 'nổi đóa' - 1

Các vệ tinh Starlink của SpaceX cùng “diễu hành” qua bầu trời ở miền nam Brazil. Qua bức ảnh phơi sáng này, trông chúng sáng rực như một cơn mưa sao băng. Ảnh: Egon Filter.

Những ngày gần đây, bạn có bắt gặp hàng chục đốm sáng nằm gần nhau và di chuyển cùng nhau trên bầu trời? Trông chúng như những vì sao mới thắp trên trời đêm.

Nhưng thật ra chúng không phải những ngôi sao, càng không phải các hành tinh. Vậy chúng là gì thế? Đó là những vệ tinh Starlink của SpaceX vừa được phóng bổ sung vào không gian hôm 07/01/2020 vừa qua.

Hàng ngàn ngôi sao nhân tạo

Các vệ tinh nhân tạo này khiến giới mộ điệu màn đêm phải “nổi đóa” vì cấu tạo của chúng làm phản xạ ánh sáng Mặt Trời rất tốt, khiến chúng sáng như những ngôi sao và gây ảnh hưởng đến kết quả quan sát của các nhà thiên văn học.

Dự án này của SpaceX đặt mục tiêu phóng đến 12.000 vệ tinh như vậy cho đến giữa thập niên này, nhằm tạo mạng lướt truy cập internet trên quy mô toàn cầu. Buổi phóng vào Thứ hai vừa rồi góp thêm 60 vệ tinh mới, nâng tổng số vệ tinh của dự án này đang bay ở quỹ đạo Trái Đất là 180.

 

Những 'ngôi sao nhân tạo' khiến các nhà thiên văn học 'nổi đóa' - 2

“Lực lượng” Starlink của SpaceX đang “xâm lược” bầu trời đêm ở California, Mỹ. Ảnh: William G. Hartenstein.

Ở đợt phóng vệ tinh vừa qua, SpaceX cho biết các vệ tinh đợt này đã được thiết kế để bớt phản chiếu ánh sáng Mặt Trời hơn, nhưng ít hơn không có nghĩa là không còn. Cộng đồng các nhà thiên văn học trên thế giới đang lo ngại khi biết con số vệ tinh được phóng trong tương lai lên đến hàng ngàn mà cụ thể là đạt 1.600 vào cuối năm 2020.

Giáo sư thiên văn học Patrick Seitzer hiện đang công tác tại Đại học Michigan chia sẻ: “Vào lúc SpaceX công bố dự án này, tôi chỉ nghĩ các vệ tinh của họ sẽ có độ sáng biểu kiến ở cấp 9 hay cấp 8. Ở cấp độ này, mắt thường sẽ không thấy được vì giới hạn mắt người nhìn thấy chỉ ở độ sáng biểu kiến cấp 6.

Nhưng rồi bây giờ tôi phải thừa nhận một điều rằng tôi và cộng đồng thiên văn học cảm thấy không hài lòng vì độ sáng biểu kiến trong thực tế của nó phải đến cấp 5 hay cấp 4, hay thậm chí là cấp 3, cấp 2. Chúng sáng như một ngôi sao, như một hành tinh."

 

‘Mặt Trời không bao giờ lặn trên SpaceX’

Tỷ phú Elon Musk đã giới thiệu với công chúng dự án này vào năm 2015 với con số tổng vệ tinh ban đầu là 4.000. Nhưng qua thời gian con số này cứ tăng dần và công ty vẫn chưa muốn ngừng lại khi đang xin phép được gửi tổng cộng 30.000 vệ tinh đến quỹ đạo tầm thấp của địa cầu.

Con số 30 vạn thật sự rất lớn, bởi vì tính đến thời điểm hiện tại chỉ có khoảng 2.000 vệ tinh đang hoạt động ở quanh Trái Đất và nhân loại chỉ mới phóng khoảng 9.000 vệ tinh trong suốt lịch sử ngành chinh phục vũ trụ. SpaceX sẽ bao hết bầu trời với ba mươi ngàn vệ tinh, Mặt Trời không bao giờ lặn trên SpaceX.

Những 'ngôi sao nhân tạo' khiến các nhà thiên văn học 'nổi đóa' - 3

“Chòm sao SpaceX” trên nóc một căn nhà ở Derbyshire, Anh Quốc. Ảnh: Mtnielson.

 

Các vệ tinh sau khi đạt đến độ cao 290 km sẽ tự động được kích hoạt nhằm kiểm tra tình trạng của chính mình. Các vệ tinh tiếp tục “bay theo bầy đàn” lên đến 550 km và sẽ hoạt động ổn định ở độ cao quỹ đạo này. Mặc dù ở khá xa nhưng chúng vẫn rất sáng và dễ dàng lọt vào tầm mắt của người quan sát từ mặt đất.

Nhưng không phải vệ tinh nào cũng được cất cánh và đi vào hoạt động. Trong quá trình tự kiểm tra, nếu tự thấy bản thân không đạt điều kiện để vận hành, chúng sẽ “tự giác” rơi tự do ngược vào Trái Đất và bốc cháy không còn một dấu vết trong bầu khí quyển.

Ngắm sao thời buổi công nghệ

Thời buổi công nghệ hiện đại, có lẽ việc chúng ta ngắm sao cũng là nhìn vào những vì sao nhân tạo như thế kia. Mặc dù những “ngôi sao mới nhú” này đôi khi được gọi là kẻ thù của dân thiên văn, nhưng dù sao nếu bạn muốn biết cách quan sát thì hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây.

Bạn hãy dùng công cụ Heavens Above để theo dõi thời gian và vị trí xuất hiện của “chòm sao” này.

 

Những 'ngôi sao nhân tạo' khiến các nhà thiên văn học 'nổi đóa' - 4

Ảnh: Tom Sparrow.

1. Truy cập https://www.heavens-above.com/. Thay đổi vị trí nơi bạn đang sinh sống (Location).

2. Ở danh sách Các vệ tinh (Satellites) tại Trang chủ, hãy chọn “Starlink – all objects from second launch” hoặc “Starlink – 3rd launch placeholder”. Danh sách các lần xuất hiện của Starlink sẽ được phơi bày ra tại đây.

3. Giải thích thuật ngữ:

 

Brightness (mag):Độ sáng biểu kiến (xem chú thích cuối bài). Nếu độ sáng từ 0 đến 4, bạn có thể xem được bằng mắt thường một cách dễ dàng.

Altitude:Cao độ hay còn được gọi là Độ cao, tức là độ cao của vệ tinh so với đường chân trời. Đơn vị tính: Độ. 1 độ trời tương đương kích cỡ đầu ngón tay út khi bạn giơ thẳng cánh tay lên bầu trời.

Azimuth:Góc phương vị nhưng nói cho dễ hiểu thì đó là hướng mà bạn sẽ quan sát. N: Bắc, S: Nam, W: Tây, E: Đông.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm