Khám phá

Những “người rừng” Việt Nam hàng chục năm sống tách biệt thế giới loài người

Những năm gần đây, nhiều câu chuyện có thật về người rừng tại Việt Nam đã gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế. Vì nhiều lý do khác nhau, họ sống hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài, chọn rừng già làm nơi trú ngụ và lấy thú rừng, cây cỏ làm nguồn thức ăn nuôi sống bản thân.

Kỹ nữ thời xưa cũng tuyển chọn như phi tần của hoàng đế! / Trả thù cho Quan Vũ chỉ là phụ, đây mới là nguyên nhân Lưu Bị quyết sống mái với Đông Ngô

Hai cha con người rừng 40 năm sống giữa rừng sâu

Năm 2013, sự việc hai cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh (81 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi, dân tộc Cor) trở về hòa nhập với cộng đồng sau 40 năm sống giữa rừng sâu đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận trong nước và quốc tế. Câu chuyện của họ thậm chí còn được đăng tải trên các báo International Business Times, The Sun, DailyMail...

Năm 1972, Hồ Văn Thanh đi bộ đội đóng quân gần nhà. Một hôm, nghe tiếng bom dội, anh tức tốc chạy về thì thấy căn nhà chỉ còn là đống đổ nát. Hoảng loạn trước cái chết thảm thương của mẹ và 2 con trai, anh bộ đội hồi đó ôm đứa con hơn 1 tuổi chạy vào rừng sâu sống cách biệt, cắt đứt hoàn toàn khỏi nền văn minh. Hai cha con tự kiếm ăn và sinh sống tại những ngôi nhà trên cây, di chuyển sâu hơn vào rừng mỗi khi ngôi làng lân cận mở rộng diện tích.

“Tarzan Việt Nam” Hồ Văn Lang

“Tarzan Việt Nam” Hồ Văn Lang

Nơi ở của cha con ông Thanh nhìn từ xa như một tổ chim lớn trên cây chò già. Để tồn tại giữa rừng già hoang vắng, ngoài việc làm chòi lá trên cây cao tránh thú dữ, cha con ông Thanh còn biết ủ tro bếp giữ lửa hay đến những khu rẫy lân cận tìm giống lúa, bắp, mè, mía và thuốc lá mang về trồng. Kiểm tra căn chòi, dân làng phát hiện nhiều loại thịt thú rừng, trong đó có thịt chuột phơi khô và hàng chục ống lồ ô lớn chứa đầy lương thực dự trữ như lúa, mè và ớt khô.

Tuy nhiên, một người con trai khác của ông Thanh là anh Hồ Văn Trí vẫn sống sót sau vụ đánh bom. Anh Trí đã tìm kiếm cha và anh trai trong nhiều năm, đến thăm thường xuyên và cố gắng thuyết phục họ trở về nhà. Cuối cùng, khi sức khỏe của ông Thanh dần yếu đi, hai bố con mới trở về, dần thích nghi với nền văn minh.

Ngôi nhà trên cây của hai bố con chỉ rộng chừng 2m2Ngôi "nhà" trên cây của hai bố con chỉ rộng chừng 2m2

Ngôi nhà trên cây của hai bố con chỉ rộng chừng 2 m2 Ngôi "nhà" trên cây của hai bố con chỉ rộng chừng 2 m2

 

Ông Thanh và anh Lang chỉ nói một loại ngôn ngữ rất hạn chế của dân tộc thiểu số Kor. Lúc đó, Lang chỉ có thể đếm đến 10 và tâm trí giống như đứa trẻ 1 tuổi. Tờ The Sun giới thiệu hai bố con anh là "chúa tể rừng xanh trong đời thực".

Sau hơn 3 năm trở về với cuộc sống thường, “người rừng” Hồ Văn Thanh vẫn nhớ rừng xanh, ít ra ngoài và hầu như không nói chuyện với ai. Còn “Tarzan Việt Nam” Hồ Văn Lang đã muốn cưới vợ nhưng vẫn sợ trâu bò và thích sống trong lều lá giữa núi rừng chứ không muốn về nhà.

Cậu bé người rừng 15 tuổi ở Huế

Đó là tên mà dư luận dùng để gọi cậu bé ở tại thôn Sư Lỗ, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Gọi là “người rừng” bởi cậu bé thường ăn cá sống, ăn lá cây, có sở thích trèo cây, hái lượm, có bước đi rất lạ và ban đêm thường có những tiếng hú.

 

Cậu bé người rừng chỉ mặc độc một chiếc áo suốt 5 năm trời.Cậu bé người rừng chỉ mặc độc một chiếc áo suốt 5 năm trời.

Cậu bé người rừng chỉ mặc độc một chiếc áo suốt 5 năm trời.Cậu bé người rừng chỉ mặc độc một chiếc áo suốt 5 năm trời.

Cậu bé không tên này là con của bà Nguyễn Thị Thanh Minh .Theo người dân địa phương, bà Minh không chồng, có 3 con trai (1 bé đã mất) sống ở đây đã hơn 10 năm trong căn nhà rách nát, cô lập với mọi người xung quanh. Bà có tiền sử bệnh tâm thần, không có hộ khẩu. Hai con trai của bà đều không có tên và không biết cha là ai.

Cho đến năm 15 tuổi, con trai lớn của bà Minh vẫn rất thích leo trèo và không biết nói tiếng người. Ngôn ngữ chủ yếu của cậu là những tiếng hú rất hoang dại. Trong suốt 5 năm, cậu bé chỉ mặc một chiếc áo đã rách nát và không cho ai đụng vào. Cậu thường lang thang suốt ngày để tìm kiếm thức ăn theo bản năng, đặc biệt là lá cây, cá sống. "Năm ngoái, khi nước lũ lên, nó lao xuống ruộng bơi lội tìm bắt cá. Tôi thấy nó bắt được cá rồi đưa lên miệng ăn rất ngon lành", một người sống gần cậu bé cho biết.

 

Căn nhà lụp xụp, cô lập của 3 mẹ con

Căn nhà lụp xụp, cô lập của 3 mẹ con

Sau khi hoàn cảnh của chú bé được dư luận biết đến và quan tâm, lãnh đạo huyện Phú Lộc cùng với Sở Lao động- Thương binh- Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, khai sinh cho 2 cậu bé và hỗ trợ xây nhà cho 3 mẹ con. Cậu bé người rừng (Nguyễn Hiền) được cách ly với gia đình để vào Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Riêng em Nguyễn Văn Hiếu (em trai cậu bé người rừng) được theo học tại trường Tiểu học Sư Lỗ Đông.

Người đàn ông sống trong hang đá suốt 10 năm

 

Năm 2014, người dân thôn Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) phát hiện một người đàn ông sống trong hang đá được gần 10 năm. Siu Broang - tên của “người rừng” - khoảng 35 tuổi, chọn khu vực một bên vách núi cao, một bên sông Ayun hiểm trở để sống ẩn dật.

Ngôi nhà của Siu Broang"Ngôi nhà" của Siu Broang

Ngôi nhà của Siu Broang"Ngôi nhà" của Siu Broang

Việc ở trong hang đá 10 năm khiến râu, tóc của “người rừng” dài tận lưng, nước da vàng và có biệt tài nhảy trên hốc đá như vượn. Do cách ly với cộng đồng nên người đàn ông này không nói được tiếng Kinh. Theo người dân, trước đây ông Broang cũng có vợ và con cái, nhưng không hiểu tại sao lại rời bỏ cộng đồng, chọn hang đá để ở. Cũng có người cho rằng, Broang chỉ muốn sống trong hang đá như thuở hồng hoang.

 

Điều ngạc nhiên là dù sống cách xa làng Plei Ơi, từ chối mọi thứ văn hóa nhưng chuyện gì quan trọng trong làng “người rừng” đều biết. Thậm chí, người đàn ông Gia Lai này còn có thể bập bẹ vài từ Tiếng Anh và hát những bài hát về tình yêu.

Gia đình 32 năm tách biệt với thế giới loài người

“Căn nhà” của A Sáng nằm lọt thỏm giữa rừng già huyện Bắc Bình, ở độ cao gần 800m so với mặt biển. Từ cửa rừng ở xã Phan Dũng (huyện Tuy Phong), đến đây phải leo qua năm ngọn núi, luồn lách qua những khu rừng già với vách đá đầy rêu.

Túp lều được dựng bằng thân tre, trên phủ bạt. Trong lều, sáu đứa trẻ khờ khạo đứng nép vào tấm cửa đan bằng phên tre, mỗi lần có người lạ là chúng lại chạy vào rừng để trốn. Không giao tiếp, không học hành, tất cả những gì về thế giới bên ngoài chúng biết được là vài người dân đi làm dầu rái thi thoảng ghé qua xin nước uống.

Mỗi ngày A Sáng lại ra khấn thần rừng xin bình yên cho con cái.Mỗi ngày A Sáng lại ra khấn thần rừng xin bình yên cho con cái.

Mỗi ngày A Sáng lại ra khấn thần rừng xin bình yên cho con cái.Mỗi ngày A Sáng lại ra khấn thần rừng xin bình yên cho con cái.

 

A Sáng tên thật là Gịp A Dưỡng, người Bình Thuận. Anh hơn 50 tuổi nhưng đã có 32 năm sống giữa rừng. Nhà nghèo, lại phải chịu nỗi đau mất mát quá lớn khi 2 người vợ đầu ấp tay gối đều qua đời, A Sáng càng thêm khép mình. Về sau, anh lại kết hôn với người phụ nữ nghèo Nguyễn Thị Lâm Tuyền và đẻ ra 4 người con nữa. Túp lều đỡ cô quạnh nhưng cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Lều chật, sáu đứa con vẫn ngủ trên ván, thằng em gối đầu lên bụng thằng anh, thằng bé vắt chân lên cổ thằng lớn.

Dù nhiều lần các con của A Sáng bày tỏ khát khao muốn trở về làng, nhưng do cái đói, cái nghèo quá dai dẳng, A Sáng vẫn chẳng thể nào cho cả gia đình một cuộc sống bình thường. Hai vợ chồng với một bầy con sáu đứa mỗi ngày ăn gần 7 kg gạo, mỗi bữa nấu bảy lon, thực phẩm chỉ có rau rừng, thú nhỏ bẫy được, vậy mà vẫn còn đói. Ước mơ về một ngôi nhà ở làng để đưa vợ con về cứ mãi xa vời.

Nghĩ đến bầy con thất học, không có dịp giao tiếp với bên ngoài, ngày ngày cặm cụi kiếm ăn trong rừng sâu núi thẳm, nhiều đêm anh muốn khóc. A Sáng bày tỏ, đã nhiều đêm anh thao thức đến khi gà rừng gáy sáng vì câu hỏi của vợ con: “Khi nào mình được về làng?”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm