Khám phá

Những người trực tiếp "tịnh thân" cho trẻ em thành thái giám nổi tiếng nhất triều Thanh

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, các thường dân muốn trở thành thái giám, vào cung hưởng bổng lộc thì trước hết phải trải qua quá trình "tịnh thân". Và nghề tịnh thân sư - nghề chuyên "tạo ra" thái giám cho Hoàng cung - khá được coi trọng vào thời nhà Thanh.

Dương Quý phi vốn là sủng phi đẫy đà ở triều Đường, rốt cuộc hoàng đế đã giải nhiệt mùa hè cho người mũm mĩm như bà ra sao? / Vị hoàng hậu vì "đại nghĩa diệt thân" mạnh tay nhất trong lịch sử Trung Hoa: Muốn giết con trai vừa sinh do sợ làm hại đến Hoàng đế

Vào thời vua Quang Tự (1871-1908) nhà Thanh, kinh thành Bắc Kinh đã xuất hiện nghề làm tịnh thân sư - là những người chuyên "phẫu thuật" cắt bỏ bộ phận sinh dục cho kẻ sắp trở thành thái giám. Trong đó nổi tiếng nhất là hai tịnh thân sư Ngũ Tất ở ngõ Hội Kế Ti, đường Nam Trường và Tiểu Đao Lưu ở ngõ Phương Chuyên, Địa An Môn Nội.

Mỗi năm có 4 quý, là 4 đợt họ gửi những đứa trẻ "thành phẩm" cho Tổng Quản Nội Vụ Phủ. Trách nhiệm của bọn họ là mỗi đợt sẽ cung cấp 40 tiểu thái giám đã được tịnh thân thành công, như vậy mỗi năm tổng cộng là một trăm sáu mươi thái giám nhỏ tuổi.

Để thực hiện ước mơ vào cung hưởng bổng lộc, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn.

Do chất lượng thái giám vào cung tốt, nguồn cung cấp ổn định, sử sách còn ghi chép lại rằng, hai tịnh thân sư này đều là quan thất phẩm cuối thời Thanh. Nghề tịnh thân sư không có lương bổng cố định, họ thường thu nạp đệ tử là họ hàng thân thích trong cùng gia tộc, bởi không muốn để lộ kỹ thuật bí truyền này ra bên ngoài.

Thủ tục chuẩn bị cho các bé trai tịnh thân làm thái giám được Tất Ngũ và Tiểu Đao Lưu lo liệu toàn bộ. Chi phí "phẫu thuật" trọn gói cho mỗi lần tịnh thân thành thái giám là 6 lượng bạc trắng. Nhưng những người muốn tiến cử con mình vào cung làm thái giám thường rất nghèo, đa số đều không có bạc, nên cần người đứng ra bảo kê. Nếu không có người bảo kê phù hợp, tịnh thân sư sẽ không đồng ý phẫu thuật và chỉ thực hiện khi đương sự xin viết giấy khất nợ trả sau.

Muốn con mình vào cung làm thái giám, trước tiên người nhà phải đưa đứa trẻ tới báo danh ở Tất gia và Lưu gia. Sau đó, đứa trẻ sẽ trải qua một loạt các công đoạn kiểm tra về diện mạo, độ dễ bảo và khả năng nhanh nhạy. Khi đạt đủ tiêu chuẩn, đứa trẻ đó mới được giữ lại để tịnh thân.

Tương truyền, những người tình nguyện tịnh thân nhập cung buộc phải được thái giám có địa vị tiến cử, sau đó lập ra một bản "hợp đồng" để cam kết. Trong đó, người tịnh thân phải cam kết rằng mình tự nguyện hoàn toàn, dù sống hay chết thì cũng không kiện lên quan đường.

Hình minh họa quá trình tịnh thân của thái giám Trung Hoa.

 

Tuy nhiên, nội dung chính của hợp đồng là sau này, chi phí phẫu thuật sẽ được trả góp hàng tháng sau khi vào cung. Nếu cuộc sống trong cung không thuận lợi, có người phải mất từ mười đến hai mươi năm mới trả hết nợ. Còn nếu đứa trẻ "thành phẩm" được thăng chức quan to thì phải có quà cảm ơn gửi tới tịnh thân sư.

Ngoài bản hợp đồng, người nhà cần chuẩn bị thêm hai đồ vật bắt buộc nữa. Một là lễ vật cho tịnh thân sư, thường là một cái thủ lợn hoặc một con gà với một bình rượu. Hai là vật dụng sử dụng trong khi phẫu thuật, bao gồm mười lăm cân gạo, vài sọt ngô, vài gánh rơm vừng và nửa thếp giấy lót cửa sổ. Trong đó, gạo để người tịnh thân ăn trong một tháng, ngô được hun thành giường sưởi ấm, rơm vừng đốt thành tro để lót giường ngô, giấy lót thì dán lên cửa sổ nhằm tránh gió sau khi phẫu thuật.

Tịnh thân sư sẽ lựa chọn một ngày tốt, phù hợp nhất là vào cuối xuân, đầu hạ, khi đó nhiệt độ không quá cao, cũng không quá thấp, lại không có ruồi muỗi. Bởi vì một tháng sau phẫu thuật, người tịnh thân không được mặc quần áo trên người nên khả năng bị nhiễm trùng tương đối cao. "Phòng phẫu thuật" trước tiên phải đảm bảo kín gió, những bé trai được thụt phân sạch sẽ rồi mới vào trong.

Trong thời gian giam lỏng, người này không được ăn uống gì để tránh làm vết thương sau mổ bị nhiễm chất thải trong cơ thể, làm vết thương nặng thêm và nguy hiểm đến tính mạng. Cứ như vậy, căn phòng sẽ được khoá chặt trong 3-4 ngày trước khi tịnh sư vào "động dao".

Cận cảnh con dao được sản xuất vào thời nhà Thanh, dùng để tịnh thân cho nam giới thành thái giám. Dao được làm bằng hợp kim của vàng và đồng, có chức năng ngăn ngừa nhiễm trùng.

 

Trước khi tịnh thân, đương sự sẽ bị che mắt, cởi quần áo, trói chặt tay chân và nằm như hình chữ "đại" (dang rộng cả 2 tay 2 chân). Những người khác sẽ nắm lấy đầu, bóp vai và ép eo anh ta, để ngăn anh ta giãy giụa vì đau đớn và chảy máu quá nhiều.

Tương truyền, quá trình tịnh thân vào thời nhà Thanh diễn ra như sau: trước tiên dùng vải quấn chặt bụng dưới và hai bên bẹn của người bị phẫu thuật, sau đó cố định tinh hoàn bằng dây thừng, lấy tấm gỗ đập lên đùi và mông để gây tê. Trước khi "phẫu thuật", tịnh thân sư sẽ đặt một quả trứng gà vào miệng đứa trẻ để tránh không bị cắn vào lưỡi.

Vùng phẫu thuật sẽ được rửa cẩn thận bằng nước ớt cay rồi mới cắt bỏ. Tịnh thân sư sẽ chuẩn bị hai túi mật lợn tươi, một bát canh tê cay và thân lúa mạch. Túi mật lợn có tác dụng giảm sưng, giảm nhức, được bôi lên miệng vết cắt. Canh tê cay thì có rất nhiều công dụng, chẳng hạn như gây tê, hoặc được dùng sau khi tịnh thân thuật để không bị tiêu chảy, giảm lượng chất thải qua đường tiểu tiện và đảm bảo phẫu thuật thành công. Còn thân lúa mạch sẽ được dùng để cắm vào lỗ tiểu tiện, ngăn không cho nước tiểu chảy ra và gây nhiễm trùng.

Theo sử sách Trung Hoa ghi chép, rủi ro của việc tịnh thân rất nhiều, tỉ lệ tử vong cũng rất cao, chỉ có khoảng 40% cơ may sống sót. Mặc dù vậy, thái giám vẫn là ước mơ, khát vọng đổi đời của không ít gia đình có con trai trong thời phong kiến xưa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm