Khám phá

Những nhà sáng chế đã phải chết vì phát minh của chính mình

Trong lịch sử khoa học công nghệ thế giới, để đưa ra được những phát minh mang tính đột phá, có rất nhiều nhà sáng chế đã thiệt mạng vì chính công trình của mình.

4 vũ khí vĩ đại được phát minh từ thời Trung Cổ / 12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục

Otto Lilienthal

Kỹ sư Otto Lilienthal (1848-1896) là người đầu tiên viết về nguyên tắc vật lý của sự bay lượn trong không trung nhờ sao chép đặc tính bay lượn của chim và những điều ông viết vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Ông kiểm chứng lý thuyết của mình qua rất nhiều chuyến bay thử nghiệm. Trong cả cuộc đời của mình ông đã chế tạo khoảng 20 thiết bị bay. Một trong số thiết bị bay đó là tiền thân cho chiếc tầu lượn ngày nay và đã được sản xuất hàng loạt tại một nhà máy cơ khí của ông ở Berlin. Ông mất ngày 9. 8. 1896 vì gặp tai nạn trong khi thử nghiệm một chuyến bay và bị rơi ở độ cao 15 m.

Những nhà sáng chế đã chết vì phát minh của chính mình - 1

Otto Lilienthal. Nguồn ảnh: Wikipedia

Franz Reichelt

Franz Reichelt, một thợ may đã sáng chế ra bộ trang phục nhảy dù. Tuy nhiên, vào năm 1912, khi Reichelt giới thiệu phát minh của mình trước công chúng, ông khoác bộ trang phục nhảy dù và nhảy từ tháp Eiffel xuống nhưng dù không hoạt động.

Marie Curie

Nhà vật lý học Marie Skłodowska Curie nghiên cứu về phóng xạ và đạt nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của mình, năm 1903 bà được giải thưởng Nobel vật lý, năm 1911 bà được giải thưởng Nobel hóa học. Nhưng bà cũng phải trả một cái giá đắt cho công cuộc nghiên cứu của mình. Bà mất năm 1934 do bệnh thiếu máu ác tính (pernicious anemia) – có lẽ đây là hệ quả của nhiều năm bà làm việc với các nguyên tố phóng xạ.

 

Valerian Abakovsky

Năm 1917 Valerian Abakovsky, nhà sáng chế người Nga đã phát triển một loại xe bánh sắt có động lực là cánh quạt nhằm phục vụ cho các cán bộ nhà nước khi đi công tác xa. Nhưng trong chuyến đi thử đầu tiên từ Moscow đến Tula, xe bị trật bánh và tất cả hành khách trên xe bị tử thương, trong đó có cả Abakovsky.

Horace Hunley

Horace Hunley là người đã thiết kế chiếc tàu ngầm đầu tiên và đánh đắm một chiến thuyền của đối phương trong cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865). Tuy nhiên đến năm 1863 Hunley bị chết chìm trong khi thử nghiệm với chiếc tàu của ông.

Alexander Bogdanov

 

Alexander Bogdanov, một học giả người Nga, cho rằng hiến máu là chìa khóa để con người ta trẻ mãi không già. Vì thế năm 1925 ông thành lập ngân hàng máu đầu tiên ở Moscow và thường xuyên tiếp máu dự trữ. Năm 1928 ông đã tiếp máu từ một mẫu máu bị nhiễm mầm bệnh sốt rét và vi trùng lao.

Henry Smolinski

Năm 1968 kỹ sư Henry Smolinski thiết kế chiếc ô tô có lắp cánh máy bay và đã có một số chuyến bay thử nghiệm. Năm 1973 Henry Smolinski thử nghiệm xe ô tô bay này, thoạt đầu mọi việc đều suôn sẻ nhưng sau đó bộ phận bay tuột khỏi chiếc xe và chiếc ô tô bay đó đã bị rơi xuống đất.

Francis Edgar Stanley và Freelan Oscar Stanley

Hai anh em sinh đôi Francis Edgar Stanley và Freelan Oscar Stanley đã phát minh chiếc xe ô tô "Stanley Steamer" vào năm 1896. Vào năm 1906 hai ông cho chạy chiếc xe này với vận tốc kỷ lục - 205 km/giờ. Nhưng sau đó, Francis Edgar Stanley bị chết vì tai nạn ô tô: ông tìm cách tránh một chướng ngại vật và đâm thẳng vào một đống củi làm xe bị lộn nhiều vòng.

 

Thomas Andrews

Ông là người đã thiết kế con tàu Titanic nổi tiếng và cũng bị chìm cùng với con tàu này. Điều bi thảm là Andrews muốn tàu Titanic phải được trang bị ít nhất 46 xuồng cứu nạn nhưng không ai nghe theo đề nghị của ông, cuối cùng tàu ra khơi và chỉ có 20 xuồng cứu nạn. Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, Thomas Andrews đứng đưa áo phao cho những hành khách khác trên tàu và giúp họ xuống xuồng cứu nạn. Sau khi đã làm xong những việc cần làm, ông ngồi trong phòng hút thuốc và nhìn chằm chằm bức tranh "Approach to the New World" (Con đường đến thế giới mới) và chìm cùng Titanic. Thi hài ông vĩnh viễn không được tìm thấy, và những nạn nhân của vụ chìm tàu đó mãi ghi nhớ về ông như một vị anh hùng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm