Khám phá

Những quy định khiến cung tần mỹ nữ sợ đến “kinh hồn bạt vía”

Triều Minh là một triều đại có quy định “quái gở” nhất, là bắt các phi tần, cung nữ tuẫn táng cùng vị vua vừa mới băng hà.

'Bóc mẽ' các chiêu trò lấy lòng dân của vua chúa Trung Hoa / Giả ma dọa dân làng, 2 thanh niên bị bắt ra nghĩa trang nằm ngủ cả đêm cho chừa thói đùa dai

Dù được ban hành dưới nhiều triều đại phong kiến khác nhau nhưng dưới triều Minh, quy định bắt buộc phi tần, cung nữ phải tuẫn táng theo vua được sử sách Trung Quốc đánh giá là khắc nghiệt nhất.
Theo một số ít các tài liệu còn ghi chép lại, khi Hoàng đế vừa chết, các phi tần, cung nữ nằm trong danh sách phải tuẫn táng sẽ được cho ăn cơm, sau đó các thái giám sẽ đưa họ đến một cung điện nhỏ. Tại đây, các thái giám đã chuẩn bị sẵn ghế đẩu cùng những dải vải trắng vắt qua xà nhà, các cung nữ sẽ phải lần lượt tự kết liễu đời mình.
Cũng có một số nhà sử học cho rằng thời đó đã dùng thủy ngân để tuẫn táng. Bởi vì thủy ngân sẽ đảm bảo cho thi thể của các cung nữ không bị thối rữa và cũng không làm ảnh hưởng đến nhan sắc. Vì thế một số quan lại và thái giám đã đề nghị ngâm xác các nàng vào dung dịch thủy ngân. Đến ngày tuẫn táng, các nàng có tên trong danh sách sẽ bị tập trung tại một chỗ sau đó được uống trà bỏ thuốc an thần, đợi các cung nữ trúng thuốc mê các thái giám đứng bên sẽ cắt cổ các nàng và đổ một lượng thủy ngân nhất định thông qua lỗ thủng đó rồi lại dùng chỉ khâu lại.
Chu Nguyên Chương - vị vua khởi xướng việc tuẫn tiết của cung nữ
Chu Nguyên Chương - vị vua khởi xướng việc tuẫn tiết của cung nữ
Theo ghi chép trong “Minh triều tiểu sử” quyển 3, sau khi Chu Nguyên Chương chết (1398), Chu Doãn Văn kế vị làm theo lời dặn dò của ông nội, đã ép toàn bộ phi tần chưa từng sinh nở và cung nữ tuẫn táng. Khi lệnh ban ra, cả hoàng cung hỗn loạn, tiếng khóc cất lên ai oán khắp nơi, họ khóc vì xót thương hoàng đế, cũng là xót thương cho số phận đang chờ mình sắp tới.
Các ông vua của Minh triều mà khởi xướng là Chu Nguyên Chương quan niệm rằng, việc phụ nữ chưa từng sinh nở tuẫn táng khi vua chết là cần thiết vì Hoàng đế khi sang thế giới bên kia vẫn cần người hầu hạ như cách mà họ từng được hầu hạ khi còn sống.
Hình mô tả việc cung nữ, phi tần tuẫn tiết theo vua chúa triều Minh
Hình mô tả việc cung nữ, phi tần tuẫn tiết theo vua chúa triều Minh
Sau khi các phi tần, cung nữ tuẫn táng theo tiên đế, hầu hết các Hoàng đế kế nhiệm đều ban cho họ và người thân một số công việc, chức tước. Thường thấy nhất là ban cho tên thụy, biểu dương phẩm hạnh...
Tuy nhiên, dù có ban cho bao nhiêu danh hiệu chức vị đi nữa, cũng không thể nào lấy lại tuổi xuân, quyền sống cho các nàng. Vì thế mới nói, quy định này khiến các mỹ nhân phải “kinh hồn bạt vía”.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm