Những sinh vật độc đáo sinh tồn nhờ biệt tài tàng hình
Tổ tiên của loài người là sinh vật ngoài Trái Đất? / Sinh vật bọc thép tiết lộ bí ẩn "thủy quái" không xương thời hiện đại
Theo các chuyên gia, những động vật sở hữu làn da trong suốt thường là con mồi. Việc phát triển làn da tàng hình như vậy giúp chúng có thêm lợi thế tẩu thoát khỏi tầm mắt của kẻ thù săn mồi.
Sönke Johnsen, nhà khoa học chuyên viết cho tạp chí Scientific American, cho biết, hầu hết các động vật biển không có răng, chất độc hay khả năng tăng tốc thoát khỏi kẻ thù săn mồi, đều được trời phú cho tính năng tàng hình ở mức độ nào đó.
"Trong thực tế, hiện tượng trong suốt chỉ ít phổ biến ở đáy biển sâu, nơi
ánh sáng không bao giờ thâm nhập tới được", ông Johnsen viết trong một nghiên cứu đăng tải trên trang
IO9.
Nhiều động vật trong suốt sống dựa hoàn toàn vào khả năng tàng hình để giữ cho chúng an toàn trước sự dòm ngó của những sinh vật ăn thịt. Lượng ánh sáng có thể xuyên qua cơ thể chúng dao động trong khoảng từ 20% - 90%.
Các sinh vật lớn hơn có xu hướng sở hữu mô trong suốt hơn những sinh vật bé nhỏ hơn. Những sinh vật sống ở độ sâu 750 mét dưới các lớp sóng có thể trong suốt như những sinh vật sống trôi nổi trên bề mặt biển.
Thống kê cho thấy, đặc điểm trong suốt thường được phát hiện ở các động
vật gần mặt nước ở biển hoặc ao hồ. Những sinh vật như vậy có kích thước cơ thể rất đa dạng, từ
một vài cm tới to hơn một quả bóng chuyền.
Chúng thỉnh thoảng bị phát hiện vì các nội tạng trong bụng hoặc việc phát tỏa màu sắc óng ánh của cơ thể, nhưng gần như vô hình trước mắt các sinh vật khác ở khoảng cách vài cm.
Ngoài lợi thế ngụy trang lẫn vào môi trường ở mọi độ sâu và mọi góc nhìn trong vùng nước rộng, một số động vật thủy sinh còn sử dụng đặc tính trong suốt như một vũ khí. Chẳng hạn như, loài Portuguese man-of-war giống sứa có các bộ phận trích độc sặc sỡ, trông giống như tôm và cá con. Các động vật săn mồi cố gắng tóm bắt “cá” sẽ không hay biết sinh vật to lớn hơn mà chúng đang tiến lại gần, nên thường nhanh chóng bị giết hại.
Ngoài ra, một số sinh vật dưới nước, chẳng hạn như sứa, cấu tạo từ một vật liệu gelatin sền sệt, vốn mang lại vô số lợi ích ngoài khả năng ngụy trang. Chất liệu này hầu như không bị ép nén trong nước, nên nó cho phép các sinh vật sống ở những vùng nước sâu có áp suất cao. Chất liệu đồng thời cũng đủ đặc tính nổi, giúp sinh vật trôi nổi dễ dàng đây đó.
Vật liệu gelatin không phải là vật chất sống, nên nó cho phép các sinh vật trong suốt sống sót chỉ nhờ vào rất ít thức ăn. Tuy nhiên, khi gặp được nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, những sinh vật này có thể phát triển và sinh sản với tốc độ cực nhanh, dẫn tới sự bùng nổ với các bầy đàn lên tới hàng tỉ cá thể trong một không gian tương đối nhỏ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao đàn ông thời xưa thích cưới con gái 13, 14 tuổi, nguyên nhân là gì?
UFO 'khổng lồ' xuất hiện gần căn cứ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ
CLIP: Khỉ đầu chó bắt cóc báo hoa mai con về nuôi và cái kết gây sốc
Chấn động: UFO suýt đâm vào máy bay thương mại trên bầu trời New York
CLIP: Trâu rừng hóa 'người hùng', húc văng sư tử để giải cứu kỳ đà nhưng cái kết mới gây chú ý
Đường hầm bí ẩn có từ 13.000 năm trước được phát hiện ở Brazil, bị nghi là kết quả của người ngoài hành tinh?