Những sự thật không phải ai cũng biết về nhật thực
Mưa sao băng, nhật thực và những sự kiện thiên văn không thể bỏ lỡ năm 2020 / Những lần nhật thực nổi tiếng trong lịch sử
Điều kiện cần để xảy ra Nhật thực là Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời (ngày trăng non). Điều kiện đủ là 3 thiên thể này nằm thẳng hàng với nhau.
Trên thực tế, quỹ đạo Mặt Trăng bị nghiêng một góc 5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo, vì vậy không phải lần trăng non nào cả 3 thiên thể cũng thẳng hàng. Trong đó, mặt phẳng hoàng đạo là đường đi biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu và là cơ sở của hệ tọa độ hoàng đạo.
Chính vì vậy, để đáp ứng điều kiện đủ là Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau, còn cần tới 2 điều kiện khác nữa.
Quỹ đạo của Mặt Trăng, Mặt Trời nhìn từ Trái Đất. |
Đầu tiên là điều kiện đối với các giao điểm tạo bởi hai mặt phẳng gồm mặt phẳng quỹ đạo Mặt Trăng và mặt phẳng hoàng đạo. Tại các giao điểm này, Mặt Trăng không được ở vị trí quá cao và cũng không quá thấp, phải "vừa đủ" để thẳng hàng và che khuất Mặt Trời.
Điều kiện thứ hai là Mặt Trời phải ở gần giao điểm Mặt Trăng (khi quan sát biểu kiến). Đơn giản hơn, đó là khi Mặt Trăng và mặt Trời có cùng một giá trị hoàng kinh (kinh tuyến hoàng đạo) hoặc xích kinh khi quan sát từ Trái Đất.
Nhât thực toàn phần không hiếm gặp
Dù thường xuyên có những thông tin nói rằng nhật thực toàn phần rất hiếm khi xảy ra, tuy vậy hiện tượng này không phải quá hiếm gặp.
Trung bình, sau mỗi khoảng 18 tháng, nhật thực toàn phần lại có thể được nhìn thấy tại một nơi nào đó trên Trái Đất. Điều này cũng có nghĩa, về mặt lý thuyết, một người có thể quan sát được nhật thực toàn phần tới 2 lần chỉ trong vòng 3 năm.
Nhật thực toàn phần xảy ra trung bình sau mỗi 18 tháng/lần. Thế nhưng, không phải ai cũng từng có cơ hội quan sát nhật thực toàn phần. |
Thế nhưng điều này chỉ là lý thuyết bởi mỗi lần nhật thực toàn phần xảy ra, nó chỉ được quan sát bởi một vùng rất nhỏ trên Trái Đất. Vậy nên, nếu bạn chỉ sống tại một thành phố, phải mất rất nhiều năm để bạn có thể chứng kiến một lần nhật thực, đặc biệt là nhật thực toàn phần.
Nếu thiếu may mắn hơn, thành phố mà bạn sinh sống thậm chí chẳng khi nào có cơ hội nhìn ngắm nhật thực toàn phần. Thực tế là có một số điểm trên bề mặt Trái đất có thể không thấy nhật thực toàn phần trong suốt 36 thế kỷ.
Số lần nhật thực trung bình trong năm luôn nhiều hơn nguyệt thực
Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo. Vì vậy, một năm có thể quan sát ít nhất 2 lần nhật thực và nhiều nhất là 5 lần.
Tuy vậy, trên thực tế số lần nguyệt thực thường được quan sát và ghi nhận nhiều hơn nhật thực. Lý do là bởi thời gian diễn ra Nhật thực thường rất ngắn. Điều này là do bóng Mặt Trăng chiếu lên Trái Đất rất nhỏ và di chuyển nhanh. Trong khi đó, thời gian diễn ra Nguyệt thực khá dài do bóng Trái Đất rộng.
Việc quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường sẽ dẫn tới những tác hại cho mắt. |
Không được quan sát nhật thực bằng mắt thường
So với các hiện tượng thiên văn khác, việc quan sát nhật thực khá đơn giản do không cần phải dùng đến kính thiên văn. Người quan sát chỉ cần một tầm nhìn đủ lớn và bầu trời quang mây để có thể nhìn thấy Mặt Trời.
Trong quá trình diễn ra nhật thực, bức xạ từ ánh sáng Mặt Trời có thể tác động xấu tới mắt do thời gian quan sát lâu hơn bình thường. Do vậy, người xem không nên quan sát Mặt Trời bằng mắt thường trong thời điểm diễn ra nhật thực.
Người dân cũng không nên sử dụng các thiết bị viễn vọng như kính thiên văn, ống nhòm để quan sát trực tiếp Mặt trời bởi chúng có thể làm tăng đáng kể cường độ bức xạ tiếp xúc với mắt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điểm lại những lần ‘thủy quái’ xuất hiện tại Việt Nam khiến dư luận sững sờ: Số 1 là loài gắn với tâm linh
CLIP: Đàn sư tử hợp sức săn voi rừng nhưng cái kết mới khiến người xem 'sốc'
Sự thật gây 'sốc' về chiều cao của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân, Mã Siêu: Hóa ra cả thế giới đã bị La Quán Trung lừa bấy lâu nay
Phát hiện ‘quái vật khổng lồ’ dưới đáy hồ, nụ cười quái dị gây ám ảnh, sự thật phía sau mới bất ngờ
CLIP: Đại bàng liều lĩnh xuống sông cướp mồi của cá sấu rồi nhận cái kết khó tin
CLIP: Cậy đông săn trâu rừng lạc đàn, nào ngờ sư tử bị con mồi đuổi cho chạy 'té khói'