Những thành phố có hơn 150 tòa nhà chọc trời
Sửng sốt trước bộ sưu tập kỳ lạ về các loài động vật của trường Đại học London / Bí ẩn gây 'sốc' về chuyện UFO từng 2 lần xuất hiện ở Việt Nam
Dưới đây là 6 thành phố sở hữu nhiều tòa nhà chọc trời nhất thế giới hiện tại. Thống kê được tính theo số lượng các tòa nhà chọc trời đã hoàn thành cao hơn 150 m.
TokyoTokyo là thủ đô và thành phố đông dân nhất của Nhật Bản. Cảnh quan có sự pha trộn giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại.
Thành phố nổi tiếng với những ngôi chùa, đền thờ, các tòa tháp chọc trời lấp lánh và nghệ thuật biểu diễn. Công trình kiến trúc cao nhất ở đây là Tokyo Skytree cao 634 m. Đài quan sát trên đỉnh tháp mang đến du khách tầm nhìn ngoạn mục về thành phố bên dưới.
Quốc gia: Nhật Bản
Số tòa nhà chọc trời: 160
Tòa nhà đầu tiên cao từ 150 m trở lên: Kasumigaseki Building (năm 1968)
Tòa nhà cao nhất: Toranomon Hills Mori Tower (256 m)
Đường chân trời ở Tokyo. |
Xét theo việc xây dựng các tòa nhà chọc trời, Thượng Hải là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất thế giới. Thành phố này bắt đầu bùng nổ xây dựng vào những năm 1920 và 1930. Tháp Thượng Hải (Shanghai Tower) hiện là tòa nhà chọc trời cao nhất Trung Quốc và cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Burj Khalifa ở Dubai.
Không chỉ vậy, Thượng Hải còn là "thành phố không ngủ" với cuộc sống về đêm đầy màu sắc.
Quốc gia: Trung Quốc
Số tòa nhà chọc trời: 166
Tòa nhà đầu tiên cao từ 150 m trở lên: Jin Jiang Hotel (năm 1988)
Tòa nhà cao nhất: Shanghai Tower (632 m)
Những tòa nhà chọc trời của Thượng Hải. |
Dubai có một ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời và kiến trúc ngoạn mục. Đây chính là nơi có tòa tháp được công nhận là tòa nhà cao nhất và cấu trúc nhân tạo cao nhất thế giới, Burj Khalifa.
Lịch sử của các tòa nhà chọc trời ở Dubai bắt đầu từ việc xây dựng Dubai World Trade Centre vào năm 1979.
Quốc gia: UAE
Số tòa nhà chọc trời: 215
Tòa nhà đầu tiên cao từ 150 m trở lên: Burj Al Arab (năm 1999)
Tòa nhà cao nhất: Burj Khalifa (828 m)
Dubai là thành phố có tòa nhà cao nhất thế giới. |
Bên cạnh nhiều lĩnh vực khác, New York cũng được biết đến là thành phố của những tòa nhà chọc trời. Tòa nhà Empire State 102 tầng, cao 381 m, là tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 1931 đến năm 1970.
Thành phố đông dân nhất nước Mỹ này sở hữu hơn 7.000 tòa nhà cao tầng đã hoàn thành. Sự mọc lên của các tòa nhà chọc trời ở New York bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Khu tập trung các công trình này là Midtown và Downtown Manhattan.
Quốc gia: Mỹ
Số tòa nhà chọc trời: 290
Tòa nhà đầu tiên cao từ 150 m trở lên: Metropolitan Life Tower (năm 1909)
Tòa nhà cao nhất: One World Trade Center (541 m)
Đường chân trời ở New York lúc hoàng hôn. |
Thâm Quyến không chỉ là đô thị lớn mà còn là đặc khu kinh tế ở Quảng Đông, Trung Quốc. Thành phố được biết đến nhiều hơn với kiến trúc nổi bật và các trung tâm mua sắm lớn.
Trước năm 1979, không ai có thể ngờ những làng chài nhỏ nơi đây lại có thể trở thành trung tâm tài chính và công nghệ quan trọng. Tòa nhà chọc trời đầu tiên ở Thâm Quyến bắt đầu được xây dựng vào năm 1978. Thành phố sẽ có 300 tòa nhà cao tầng trong thập kỷ tới.
Quốc gia: Trung Quốc
Số tòa nhà chọc trời: 297
Tòa nhà đầu tiên cao từ 150 m trở lên: International Foreign Trade Center (năm 1985)
Tòa nhà cao nhất: Ping An Finance Center (555 m)
Đường chân trời ở quận trung tâm hành chính của Thâm Quyến. |
Là trung tâm tài chính, cảng biển và trung tâm kinh doanh của châu Á, Hong Kong có rất nhiều tòa cao ốc.
Hong Kong bắt đầu bùng nổ xây dựng vào những năm 80. Ngày nay, thành phố có 9.000 tòa nhà cao tầng.
Các tòa nhà chọc trời thường có màn trình diễn ánh sáng ấn tượng vào mỗi buổi tối. Hơn nữa, Hong Kong còn được đánh giá là nơi có đường chân trời đẹp nhất thế giới, với những ngọn núi và cảng Victoria xung quanh loạt tòa nhà chọc trời.
Quốc gia: Trung Quốc
Số tòa nhà chọc trời: 482
Tòa nhà đầu tiên cao từ 150 m trở lên: Jardine House (năm 1973)
Tòa nhà cao nhất: International Commerce Centre (484 m)
Khung cảnh thành phố nhiều tòa nhà chọc trời nhất thế giới vào ban đêm. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo