Những thành phố dưới thành phố
Ngày tàn của bộ tộc hoang dã chuyên săn đầu người / Rắn Mamba đen khổng lồ run rẩy trốn trên ngọn cây để tránh 'thợ săn rắn' lão luyện
Mỏ muối Wieliczka, Ba Lan
Mỏ muối Wieliczka sâu 328m, dài 287km có trên 700 năm tuổi, là một công trình độc đáo từ thiên nhiên kết hợp khéo léo với bàn tay tài hoa của những người thợ mỏ. Mỏ muối Wieliczka được kiến tạo như một thành phố ngầm thu nhỏ dưới lòng đất.
Hàng chục công trình điêu khắc như: phòng trưng bày, thư viện, phòng chữa bệnh, nhà thờ, nhà hàng, bưu điện... hoàn toàn được làm bằng muối. Nhà thờ ngầm là di sản nổi tiếng nhất ở thành phố thu nhỏ dưới lòng đất này: Tất cả mọi thứ trong nhà thờ đều được làm bằng muối, từ bàn thờ cho đến cả những chùm đèn lộng lẫy...
Mỏ muối Wieliczka, Ba Lan. |
Không những là điểm đến nổi tiếng được nhiều khách du lịch lựa chọn, mỏ muối này còn là nơi trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và có cả rạp chiếu phim. Mỗi năm có 800.000 du khách tham quan mỏ muối này.
Trong nhiều thế kỷ, địa điểm nổi tiếng và khó đến này đã được nhiều du khách đến thăm, trong đó có những người nổi tiếng như cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Karol Wojtyła (sau là Giáo hoàng John Paul II) và nhiều nhân vật hoàng gia.
Trong Thế chiến II, mỏ muối bị quân Đức sử dụng để chứa các nhà máy sản xuất vật dụng phục vụ chiến tranh.
Mỏ muối cổ xưa mang dáng dấp mê cung này đã tạo cảm hứng để dựng lại các cảnh mê cung trong tiểu thuyết lịch sử ‘Faraon”, phát hành năm 1895 của Bolesław Prus.
Năm 1978, mỏ muối Wieliczka được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Thị trấn dưới lòng đất Coober Pedy, Úc
Coober Pedy giống như một ốc đảo giữa sa mạc Úc. Trong quá trình khai thác đá opal, những người thợ mỏ đã cải tạo các khu mỏ cũ, biến chúng thành nhà ở để tránh cái nóng lên đến 120 độ vào mùa hè ở nơi đây. Có thể nói, đây là thành phố nóng nhất thế giới.
Coober Pedy được gọi là thị trấn dưới lòng đất vì có đến 80% người dân nơi đây sống như một cộng đồng ngầm. Những công trình ngầm như nhà ở, giáo đường, thư viện, nhà trọ và thậm chí cả khu cắm trại đều được xây dựng trong lòng đất phục vụ nhu cầu cho những người chọn Coober Pedy làm nơi sinh sống.
Thị trấn dưới lòng đất Coober Pedy, Úc. |
Đến nay, có khoảng 1.900 người dân thị trấn sống trong 1.500 căn nhà với những tiện nghi cần thiết ở độ sâu từ 2,5 - 7m trong lòng đất. Bất kể thời tiết bên ngoài ra sao, nhiệt độ bên trong hệ thống các công trình ngầm nơi đây vẫn luôn ổn định ở mức 24 độ C.
Tên của vùng đất Coober Pedy xuất phát từ thuật ngữ của thổ dân địa phương "kupa piti", có nghĩa là “hang của người da trắng dưới lòng đất”.
Thành phố ngầm đảo Kish, Iran
Các khu nghỉ mát đảo Kish là điểm đến nổi tiếng của Iran, song điểm thu hút nhất của hòn đảo này chính là thành phố ngầm cổ xưa có tên gọi Karinz với diện tích 6 dặm vuông (khoảng 9km2). Thành phố ngầm này 2.500 năm tuổi này đã được người xưa xây dựng để thu thập, làm sạch và trữ nước cho các cư dân của hòn đảo.
Đầu tiên, nước được thu gom từ các giếng khoan, sau đó được dẫn tới một trục lọc trung tâm. Trục này được làm đầy với 3 lớp vật liệu lọc: Lớp trên cùng là sỏi san hô, lọc chất rắn lớn và trung hòa các axit trong nước. Lớp tiếp theo là san hô và đất sét, có tác dụng lọc các chất rắn nhỏ hơn. Lớp cuối cùng gồm marn, một loại đất sét đặc biệt dùng để lọc chất rắn cực nhỏ. Người dân nơi đây sẽ lấy nước từ những độ cao khác nhau của trục lọc, tùy theo nhu cầu sử dụng. Nước ở lớp thấp nhất lại có chất lượng cao nhất.
Thành phố ngầm đảo Kish, Iran. |
Thành phố ngầm này vốn bị bỏ hoang một thời gian dài và đã bị các cư dân của hòn đảo lãng quên, và công nghệ lọc nước cổ xưa đã lỗi thời. Năm 1999, hòn đảo bắt tay vào dự án xây dựng một khu mua sắm dưới lòng đất. Điều này dẫn đến việc khám phá lại thành phố ngầm cổ đại. Thay vì phá hủy nó để xây dựng khu mua sắm, chính quyền đã cho gia cố lại các đường hầm bằng vữa và đá hiện đại. Sự kết hợp giữa cổ xưa và hiện đại này đã tạo ra một thế giới ngầm độc đáo.
Cấu trúc cổ đại này được hiện đại hóa hơn nữa bởi sự có mặt của các cửa hàng và nhà hàng, nhà trà truyền thống, nhà hát, trung tâm hội nghị và phòng trưng bày nghệ thuật. Tuy nhiên, các nhà phát triển đã không quên chức năng cổ của hệ thống này, và nó một lần nữa được sử dụng như một hệ thống lọc nước, dùng chủ yếu cho các mục đích thủy lợi.
Thị trấn Setenil de las bodegas, Tây Ban Nha
Setenil de las Bodegas là thị trấn phát triển từ một dãy các hang động trong những vách đá phía trên Rio Trejo, phía tây bắc Ronda. Với khoảng 3.000 dân, Setenil mang dáng vẻ của một ngôi làng yên bình với những ngôi nhà phong cách hang động cùng những con đường có tảng đá trên cao như mái che cực kỳ ấn tượng.
Những ngôi nhà ở đây trắng mờ trông giống như nổi lên từ các tảng đá. Bạn chỉ có thể nhìn thấy mặt tiền ngôi nhà, bởi phần còn lại được chèn bên trong vách đá nên không nhà nào có ống khói như thường thấy ở những ngôi nhà xưa. Nhiều nhà còn "tiết kiệm" đến mức không làm mái nhà bởi vách núi chính là mái nhà. Có lẽ cách xây dựng này vừa đỡ tốn kém mà vẫn giúp ngôi nhà ấm áp khi vào mùa đông và trở nên mát mẻ hơn khi hè đến.
Thị trấn Setenil de las bodegas, Tây Ban Nha. |
Sự khác biệt và vẻ đẹp độc đáo trên nền kiến trúc đô thị đã biến Setenil thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng vùng Sierra de Cadiz. Có thể gọi thị trấn nhỏ bé xinh đẹp này của Tây Ban Nha là một thành phố ẩn mình trong đá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán