Những thi nhân kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc
Lý Bạch, Đỗ Phủ... là những nhà thơ, nhà văn kiệt xuất Trung Quốc để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.
'Bí ẩn' vẻ đẹp bắt mắt của các mỹ nhân du mục / Kho ảnh khổng lồ về Việt Nam 1991-1993: Cao Bằng ban sơ
1. Khuất Nguyên (343 trước công nguyên - 278 trước công nguyên) là một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc. Ông là quý tộc nước Sở và từng giữ chức Tả Đô cho Sở Hoài vương. Bài thơ "Ly Tao" là tác phẩm tiêu biểu của ông. Nó là bài thơ trữ tình chính trị mang đậm màu sắc lãng mạn trong lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc.
Năm 278 trước công nguyên, quân đội nước Tần đánh phá Dĩnh Đô, thủ đô nước Sở. Nước mất nhà tan, Khuất Nguyên không chịu nổi nỗi căm phẫn, nhảy xuống sông Mịch La tự tử. Về sau, để tưởng nhớ một vị đại thần và nhà thơ yêu nước trung trinh, hàng năm cứ vào ngày 5/5 âm lịch, người dân Trung Quốc tổ chức Tết Đoan Ngọ để tưởng niệm Khuất Nguyên.
2. Lý Bạch (701 – 762). Triều đại nhà Đường được coi là thời kỳ hoàng kim của thơ ca Trung Quốc, trong đó Lý Bạch là nhà thơ danh tiếng nhất thời kỳ này với nhiều áng thơ xuất thần. Sau này, Lý Bạch tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh. Bên cạnh đó, do sinh ở làng Thanh Liên nên ông lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ.
Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh của ông nên người đời gọi Lý Bạch là Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên. Với việc sáng tác khoảng gần 1.000 bài thơ được lưu truyền đến ngày nay, Lý Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. Chính vì vậy, ông được người đời tôn làm Thi Tiên.
3. Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc. Ông sống vào thời nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất lịch sử văn học Trung Quốc. Những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản.
Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đỗ Phủ đã sáng tác khoảng 1.500 bài thơ để lại sự nghiệp thơ văn đồ sộ cho nhân loại.
4. Tô Thức (1037 - 1101) là một nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, thư pháp, dược học, và chính khách sống vào thời nhà Tống. Ông là một trong những nhà thơ lớn thời kỳ này. Ông là một bậc thầy của gần như tất cả các thể loại văn học như thơ, thư pháp, hội họa. Đặc biệt khả năng viết thư pháp của ông đạt đến trình độ cao, toát lên vẻ tao nhã, uyển chuyển.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Tô Thức là “Đông Pha thất tập”, “Đông Pha lạc phủ”. Ngoài ra, ông còn có công xây dựng một con đê ở dọc Tây Hồ trong thời gian ông ở Hàng Châu.
5. Tào Tuyết Cần (1715-1763) là một tiểu thuyết gia lớn sống vào triều đại nhà Thanh (1644-1911). Một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của ông là tác phẩm "Hồng Lâu Mộng". Đây là một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ điển Trung Quốc.
Ông sáng tác tác phẩm khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 khi triều đại phong kiến đã bắt đầu mục ruỗng và đi tới hồi kết. 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết. "Tuyệt thế kì thư" Hồng Lâu Mộng phản ánh toàn diện và sâu sắc xã hội, con người Trung Hoa giai đoạn quốc gia đứng bên bờ vực suy vong, sụp đổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Cột tin quảng cáo