Những vụ tấn công sứ quán Mỹ chấn động thế giới
Phát hiện tàu chở vàng mất tích của phát xít Đức? / Hé lộ hai lần Stalin 'tha' cho trùm phát xít Hitler
Ngày 5/3/1964, sau một cuộc chính biến bất thành 2 tuần trước đó, đại sứ quán Mỹ tại Libreville, Gabon đã bắt đầu nhận được các cuộc điện thoại nặc danh đe doạ. Vào 8h15 tối ngày 5/3, một quả bom nhỏ đã phát nổ bên ngoài đại sứ quán -khi đó không có người -khiến vài cửa sổ bị vỡ. Vào tối ngày 8/3, một quả bom nhỏ đã phát nổ cách đại sứ quán chỉ 15m nhưng không gây thiệt hại và một vụ tấn công bằng súng từ một chiếc xe chạy qua đã khiến một bức tường bên ngoài bị hưhại nhưng không ai bị thương.
Vụ tấn công vốn được biết tới là Cuộc khủng hoảng con tin Iran bắt đầu lúc 6h30 sáng ngày 4/11/1979 khi vài trăm sinh viên Iran phản đối các chính sách của Mỹ đã cắt hàng rào và phá cổng đại sứ quán Mỹ. Ý định ban đầu của họ chỉ nhằm thực hiện một vụ chiếm giữ tượng trưng, nhưng sau khi lãnh tụ tối cao Ayatollah Khomeini lên tiếng ủng hộ và đám đông bên ngoài sứ quán cổ vũ các sinh viên, mục tiêu ban đầu đã thay đổi. Hàng chục nhân viên ngoại giao Mỹ đã bị bắt giữ làm con tin trong 444 ngày, cho tới tận ngày 20/1/1981. Một chiến dịch giải cứu đã khiến 8 người Mỹ và một người Iran thiệt mạng. Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Ronald Regan nhậm chức, 52 con tin đã được phóng thích.
Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Beirut của Li-băng đã bị đánh bom xe ngày 18/4/1983, khiến 63 người thiệt mạng, trong đó có các thành viên đại sứ quán Mỹ và Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA). Vụ tấn công xảy ra sau khi lực lượng đa quốc gia do phương Tây dẫn đầu quyết định can thiệp vào cuộc nội chiến Li-băng. Một nhóm có tên gọi Tổ chức Thánh chiến Hồi giáo (IJO) đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Lãnh sự quán Mỹ tại Karachi, Pakistan
Lãnh sự quán Mỹ tại Karachi, Pakistan đã trở thành tâm điểm của hàng loạt vụ đánh bom và âm mưu đánh bom từ năm 2002-2006. Các vụ tấn công được tin là nhằm trả đũa cho cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan và Iraq.
3 tay súng đã bị tiêu diệt sau khi chúng ném lựu đạn vào đại sứ quán Mỹ tại Damascus, Syria ngày 12/9/2006 và một vụ đánh bom xe cũng xảy ra bên ngoài sứ quán. Một nhân viên an ninh Syria và một nhà ngoại giao Trung Quốcđã thiệt mạng.
Một quả lựu đạn đã bị ném vào toà nhà đại sứ quán Mỹ ở Athens, Hi Lạp sáng sớm ngày 12/2007 nhưng may mắn không có thương vong. Một nhóm khủng bố Hi Lạp có tên gọi “Đấu tranh Cách mạng” đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Lãnh sự quán Mỹ thành phố Benghazi, Libya đã bị một nhóm người biểu tình tấn công vào tối ngày 11/9/2012, khiến đại sứ Mỹ tại Lybia Christopher Stevens (ảnh trên) và 3 quan chức Mỹ khác thiệt mạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý