Những vùng đất ngập nước độc đáo nhất tại Việt Nam
Pải Lủng - Những con dốc mang hình dấu hỏi / Bosphorus - Điểm đến cuối cùng của Con đường tơ lụa cổ xưa
Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình):Đây là vùng đất ngập nước nội địa nguyên vẹn còn sót lại ở Đồng bằng Sông Hồng gồm các dòng sông, hồ nước nông và thảm thực vật ngập nước phong phú, tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân LongNgoài ra, nơi đây còn nổi tiếng với hệ thống hang động đẹp và thảm thực vật đặc trưng là môi trường sống chính của loài voọc mông trắng, một trong những loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu và chỉ còn ở Việt Nam.
Không chỉ có ý nghĩa cho bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nơi đây còn cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho các cộng đồng dân cư gồm nguồn lợi thủy sản và nông nghiệp, điều tiết nước...
Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định):Vùng đất ngập nước này là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim nước di cư.
Qua các đợt khảo sát năm 1988 và 1994 đã quan sát được trên 20.000 cá thể chim nước trong khu vực, trong đó có 8 loài chim bị đe dọa và sắp bị đe dọa ở mức toàn cầu gồm cò thìa, rẽ mỏ thìa, giang sen...
Do có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn các loài chim, Xuân Thủy đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng nhất tại Việt Nam.
Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp):Vùng đất ngập nước này là có hệ sinh thái độc đáo với nhiều nhóm loài đặc hữu quý hiếm, nhóm loài di cư đa dạng.
Thảm thực vật của Tràm Chim là đồng cỏ ngập theo mùa và các mảng rừng tràm. Nơi đây có hàng trăm loài chim, thực vật và cá bản địa. Nhiều quần thể lớn các loài chim nước có mặt nơi đây, đặc biệt là vào mùa đông. Sếu đầu đỏ, loài biểu tượng của VQG Tràm Chim, là loài được xếp hạng sẽ nguy cấp (VU) ở cấp toàn cầu và cấp quốc gia.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (Cà Mau):Vùng đất ngập nước này nổi tiếng bởi có có diện tích bãi bùn ngập triều lớn và rừng ngập mặn. Đây là khu vực duy nhất ở Việt Nam có ba mặt giáp với biển, chịu tác động của hai chế độ thủy triều (nhật triều phía Tây và bán nhật triều ở phía Đông).
Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt này, hệ sinh thái biển và ven biển ở VQG Mũi Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cung cấp các điều kiện phù hợp cho sự di cư, sinh trưởng và sinh sản của một số loài thủy sản; là điểm dừng chân và trú đông cho nhiều loài chim nước di cư.
Năm 2010, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã xác định được nhiều loài đang bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu, trong đó có ghi nhận về các loài linh trưởng, chim, rái cá, bò sát và cá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ