Pải Lủng - Những con dốc mang hình dấu hỏi
Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống ở đầm Cầu Hai / Sức mạnh của thiên nhiên đáng sợ đến mức nào? Cùng nhìn những bức ảnh chân thực ghi lại các thảm họa kinh hoàng trong lịch sử
Nằm ở vị trí cửa ngõ chuẩn bị tiến vào đại đỉnh đèo Mã Pì Lèng, những góc cua thay đổi đến chóng mặt tại dốc Pải Lủng đủ hiểm trở tạo nên một thử thách thực sự cho những tay lái miền xuôi trước khi bất chợt thấy trước mặt sừng sững cụm tượng đài tưởng niệm những người mở đường.
Được xây dựng năm 2017, cụm tượng đài đặt ngay tại đầu dốc để tri ân thế hệ thanh niên xung phong và bà con đồng bào dân tộc năm xưa tham gia mở đường. Ngay cạnh khu tượng đài có một bảo tảng nhỏ hiện lưu giữ rất nhiều hiện vật gắn với quá trình xây dựng đường 4C.
Thăm khu tưởng niệm ta như đang ngược trở lại quá khứ cách đây hơn 60 năm khi gần 10 vạn đồng bào dân tộc ở đây chỉ có thể đi lại bằng ngựa, đi bộ giữa rừng đá tai mèo trập trùng. Cuộc sống của họ biệt lập với thế giới bên ngoài, lạc hậu bủa vây.
Vẻ đẹp núi non hùng vĩ của dốc Pải Lủng. Ảnh: Việt Cường/VNP Một nếp nhà với hàng rào đá đặc sắc ở Pải Lủng. Ảnh: Việt Cường / VNP Đường lên Vách đá trắng có thể nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp tại khu vực đèo Mã Pì Lèng. Ảnh: Việt Cường / VNP |
Trong 6 năm, từ tháng 9/1959 hàng vạn thanh niên xung phong và dân công đã ròng rã phá núi mở đường, di chuyển hàng triệu m3 đất đá để sau đó 6 năm vào tháng 3/1965 cung đường được hoàn thành. Dốc Pải Lủng nằm trong đoạn mở đường gian nan nhất trong toàn tuyến. Ngày ấy tại đây những thanh niên xung phong cùng dụng cụ mở đường thô sơ thường xuyên phải treo mình trên vách đá dựng đứng, phía dưới là vực sâu thẳm xuống tận sông Nho Quế. Họ cần mẫn đục đẽo, phá từng centimet đá mở đường tiến dần lên đỉnh đèo Mã Pì Lèng. Phải mất hơn 300 ngày, cung đường 24 km đầy khó khăn vượt đại đỉnh đèo mới làm xong.
Quốc lộ hoàn thành đã đem lại rất nhiều đổi thay, mang lại niềm hạnh phúc thực sự cho hàng vạn đồng bào dân tộc thiểu số 4 huyện biên giới địa đầu cực Bắc. Từ đây con đường 4C từ Tp Hà Giang lên Mèo Vạc giờ còn mang tên Con đường Hạnh Phúc.
Từ dốc Pải Lủng rời quốc lộ, đi bộ ngược lên núi dọc theo cung đường khám phá Vách đá trắng – tầng cao nhất của Mã Pì Lèng. Con đường nhỏ được đổ bê tông đã dễ đi nhưng nhiều du khách vẫn cảm thấy rợn người khi len lỏi giữa một bên là vực sâu một bên là rừng đá tai mèo dựng đứng. Đây cũng là tuyến đường lý tưởng để chiêm ngưỡng khung cảnh đệ nhất hùng quan, dòng song Nho Quế xanh ngắt, nhỏ xíu ngay dưới chân.
Nếu dừng chân đủ lâu ở dốc Pải Lủng du khách không chỉ ngỡ ngàng bởi thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà còn lưu luyến bởi vẻ đẹp trong cuộc sống sinh hoạt độc đáo của những con người vùng cao Đồng Văn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Những đứa trẻ chơi đùa tại dốc Pải Lủng. Ảnh: Việt Cường / VNP
Tượng đài tri ân thế hệ TNXP và bà con dân tộc tại Hà Giang tham gia mở đường 4C được đặt ngay tại đầu dốc Pải Lủng. Ảnh: Việt Cường / VNP
Hiện tại đường mòn cũ vượt đèo Mã Pì Lèng đã được đổ bê tông phục vụ du lịch và người dân địa phương. Ảnh: Việt Cường / VNP