Khám phá

Nọc độc rắn có thể ức chế tới 75% khả năng nhân lên của SARS-CoV-2

Theo nghiên cứu mới, phân tử trong nọc của một loài rắn độc có thể ức chế khả năng nhân lên của virus SARS-CoV-2 trong tế bào khỉ, mở ra triển vọng nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19.

Pakistan: Hai chú hổ con nghi chết vì nhiễm COVID-19 lây từ người / Chuyện lạ: Ăn ruồi để cứu thế giới sau đại dịch Covid-19, giải pháp tối ưu cho ngành nông nghiệp và an ninh lương thực

Kết quả nghiên cứu tại Brazil cho thấy phân tử trong nọc của một loài rắn độc có thể ức chế khả năng nhân lên của virus SARS-CoV-2 trong tế bào khỉ, mở ra triển vọng nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19.
Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí khoa học Molecules, phân tử có trong nọc độc của loài rắn jararacussu có thể gây ức chế tới 75% khả năng nhân lên của virus SARS-CoV-2 có trong tế bào của khỉ. Phân tử này là một peptide hay được hiểu là chuỗi axit amin, có thể kết nối với một loại enzyme của SARS-CoV-2 có tên là PLPro.
Loài rắn jararacussu. (Ảnh: Reuters)

Loài rắn jararacussu. (Ảnh: Reuters)

Enzyme này rất quan trọng đối với sự sinh sản của virus mà không làm tổn thương các tế bào khác. Không chỉ có trong nọc độc của rắn jararacussu, phân tử có đặc tính kháng khuẩn này còn có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
Đại học bang Sao Paulo (Unesp) của Brazil cho biết hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục đánh giá tính hiệu quả khi sử dụng liều lượng khác nhau của phân tử tìm thấy trong nọc độc rắn, cũng như khả năng phân tử này giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào.
Các nhà nghiên cứu đang đặt kỳ vọng có thể sớm tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người đối với phân tử vừa được phát hiện trong nọc độc của rắn.
Jararacussu là một trong những loài rắn lớn nhất ở Brazil, có chiều dài tới 2m. Loài rắn này thường sống ở khu vực rừng ở Nam Mỹ và cũng đã xuất hiện ở Bolivia, Paraguay và Argentina./.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm