Chuyện lạ: Ăn ruồi để cứu thế giới sau đại dịch Covid-19, giải pháp tối ưu cho ngành nông nghiệp và an ninh lương thực
Lạ kỳ điệp viên cá trê, chuồn chuồn máy của CIA / Mỹ nói gì khi bị loạt UAV lạ hỏi thăm?
Sau đại dịch Covid-19, an ninh lương thực trở thành mối quan tâm ngày càng lớn của chính phủ các nước khi người dân bị mất thu nhập còn chuỗi cung ứng nông sản gặp gián đoạn. Nhiều trang trại phải đổ bỏ sản phẩm hoặc mặc kệ cây trồng thối rữa vì không có người thu hoạch hay người mua. Trong khi đó nhiều gia đình mất việc lại chẳng đủ tiền mua lương thực.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, dân số toàn cầu sẽ đạt tới 9 tỷ người vào năm 2050 và sản lượng lương thực vốn chẳng đủ nuôi sống mọi người hiện nay sẽ phải tăng 100% nếu không muốn gây ra nạn đói diện rộng.
Trước thực trạng này, rất nhiều công ty đã nghiên cứu để tìm kiếm nguồn lương thực mới rẻ hơn, năng suất cao lại hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong khi những loài như gián đã được đưa vào sản xuất thì mới đây loài ruồi đen cũng được lưu ý tới như một giải pháp cho an ninh lương thực.
Bình quân ruồi đen cho khoảng 500 quả trứng mỗi lứa đẻ
Ruồi đen có tên khoa học là là Hermetia Illucens, còn gọi là ruồi lính đen (Black Soldier Fly). Ruồi đen trưởng thành có màu đen, dài 12–20 mm, trông hình dạng dễ lẫn lộn với loài ong. Vòng đời của chúng khoảng hơn 1 tháng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng, cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen.
Ruồi trưởng thành chỉ sống khoảng 3-5 ngày và hoàn toàn không ăn uống gì cho đến chết. Con cái trưởng thành đẻ từ 500-800 trứng.
Ấu trùng (dòi) của ruồi đen là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. Chỉ với 1 mét vuông ấu trùng có thể ăn tới 40 kg phân lợn tươi mỗi ngày và cứ 100 kg phân có thể sản xuất ra 18 kg ấu trùng. Đây là một loại thực phẩm khá giàu dinh dưỡng cho cả con người lẫn động vật chăn nuôi khi chúng chứa 42% Protein, 34% chất béo, Canxi cùng nhiều chất khác.
Đặc biệt, Protein của ấu trùng ruồi rất giàu Lysine, còn chất béo của ấu trùng ruồi đen có tới 54% là AxitLauric, một Axit có tác dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng Lipid (như virus HIV, sởi) cũng như Clostridium và các Protozoa gây bệnh.
Tại sao chúng ta nên ăn ruồi?
Theo lý thuyết, ruồi đen và ấu trùng của chúng hoàn toàn có thể trở thành thực phẩm cho con người. Tuy nhiên do loài ruồi này có thể ăn mọi thứ nên các nhà khoa học vẫn đang cần thời gian để hoàn chỉnh tiêu chuẩn chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vòng đời của ruồi đen chỉ 6 tuần
Cho đến hiện tại, ruồi đen chủ yếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi trong khi ấu trùng của một số trang trại nuôi ruồi đen chỉ được coi là đặc sản trên bàn nhậu mà chưa được chính thức công nhận là loại thực phẩm thay thế cho nhân loại.
Nhiều nhà khoa học hiện đang cổ vũ việc biến ruồi thành nguồn lương thực mới cho nhân loại bởi năng suất cũng như sự thân thiện với môi trường.
"Ấu trùng ruồi là loại thực phẩm giàu chất kẽm và sắt hơn thịt tươi, lượng canxi trong đó cũng nhiều hơn cả sữa tươi", Giáo sư Louw Hoffman của trường đại học Queensland nhấn mạnh.
Thông thường nếu muốn ăn thực phẩm sạch, người tiêu dùng sẽ phải bỏ thêm tiền cho các nhà máy, trang trại. Thế nhưng loài ấu trùng ruồi lại diệt mọi loại vi khuẩn khi chúng tiêu hóa thức ăn. Thậm chí chất thải của chúng cũng khá sạch trong môi trường thí nghiệm. Bởi vậy việc tiêu thụ một nguồn thực phẩm sạch và rẻ là điều khá dễ dàng nếu ấu trùng ruồi trở thành nguồn lương thực chính.
Khi còn ở giai đoạn ấu trùng, loài ruồi đen chẳng có hoạt động gì ngoài việc ăn. Đặc điểm này nhằm tự vỗ béo bản thân nhanh nhất có thể để bước vào chu kỳ cuối của vòng đời là sinh sản, sau đó tử vong trong vài ngày.
Bình quân mỗi con ấu trùng ruồi đen hấp thụ lượng thức ăn có trọng lượng nặng gấp đôi bản thân mỗi ngày nên chúng có thể trưởng thành và sinh sản trong thời gian rất ngắn. Khi đã trưởng thành, ruồi đen hầu như không ăn gì nữa, thậm chí các chức năng phần miệng và tiêu hóa của chúng cũng bị thoái hóa để tập trung cho sinh sản.
Mỗi con ruồi đen sẽ sống khoảng vài ngày để sinh sản ấu trùng mới rồi qua đời. Xác của chúng là nguồn Protein giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi.
Chính việc chỉ có ăn và đẻ này khiến loài ruồi trở nên vô cùng hiệu quả nếu được chăn nuôi làm lương thực. Chúng không tốn quá nhiều nguyên liệu hay chi phí, thân thiện với môi trường khi chất thải khá sạch và đặc biệt cho năng suất cao vượt trội so với các động vật chăn nuôi khác.
Lượng Protein sản xuất mỗi năm trên mỗi Acre (0,4ha) đất của ruồi, gà, đậu nành, lợn, ngô và bò
Bình quân những con bò, lợn, gà chỉ cho được từ 1 đến vài lứa cho mỗi lần sinh sản. Thế nhưng ruồi đen bình quân có thể đẻ đến 500 trứng mỗi lần. Đó là chưa kể vòng đời ngắn khiến tốc độ tái sinh sản của đàn rất nhanh và hiệu quả hơn chăn nuôi các loài khác. Mỗi con ruồi đen chỉ sống 6 tuần trong vòng đời của mình.
Đồng quan điểm, Giáo sư Hoffman cho biết một nửa hectare (ha) nuôi ấu trùng ruồi đen có thể sinh sản lượng Protein nhiều hơn cả 1.200 ha nuôi bò hay 52 ha trồng đậu nành. Nói đơn giản là lượng sinh sản Protein của nửa sân bóng đá đầy ấu trùng ruồi ngang ngửa với diện tích trồng trọt hay chăn nuôi của một trang trại rộng gấp 4 lần thủ đô London-Anh.
Cuộc cách mạng nông nghiệp
"Nếu bạn quan tâm đến môi trường thì bạn nên nghĩ đến việc tiêu thụ nguồn Protein từ côn trùng", Giáo sư Hoffman cho hay.
Quan điểm của giáo sư Hoffman cũng được tạp chí Forbes đồng tình khi cho biết loài ruồi đen tiêu thụ hầu như mọi loại thức ăn thừa khó phân hủy như dầu mỡ, qua đó góp phần bảo vệ môi trường.
Chưa dừng lại ở đó, việc chăn nuôi và trồng trọt thông thường sẽ tiêu tốn thêm nguồn nước, đất, thức ăn chăn nuôi… Riêng đối với ruồi đen, chúng tiêu thụ rất ít thức ăn so với các loài khác. Thống kê cho thấy để sản xuất 1kg thịt, những loài bò hay cừu cần khoảng 8kg ngũ cốc làm thức ăn, loài lợn thì cần 4kg còn gia cầm khoảng 1,6 kg. Đối với ấu trùng ruồi đen, chúng chỉ cần 1,5kg ngũ cốc cho 1kg thành phẩm và hoàn toàn có thể thay thế bằng đồ ăn thừa hay đã bỏ đi.
Ưu điểm này của loài ruồi đen cung cấp một giải pháp cực kỳ hữu hiệu cho cả chăn nuôi lẫn môi trường. Hàng năm khoảng 1/3 số lương thực được con người tiêu thụ trên thế giới bị lãng phí hoặc đổ bỏ, tương đương 1,3 tỷ tấn thực phẩm. Phần lớn chúng bị đổ ra ngoài bãi rác và tại nên rất nhiều khí thải nhà kính.
Khảo sát của Hội đồng thông tin lương thực quốc tế (IFIC) cho thấy hơn 50% số người Mỹ muốn có một nguồn lương thực ổn định hơn. Khoảng 3/5 số người tiêu dùng tại Anh muốn trả thêm tiền cho các thực phẩm thân thiện với môi trường.
Kết quả này là vô cùng dễ hiểu khi ngành lương thực chiếm tới ¼ số khí thải nhà kính và tiêu tốn tài nguyên đất, nước và không khí một cách vô tội vạ.
Bên cạnh việc thân thiện với môi trường, ấu trùng ruồi đen rất dễ nuôikhi chúng ghét ánh sáng và những gì bạn cần chỉ là một góc tối cùng đồ ăn thừa. Loài ruồi đen cũng khó bay xa do cánh yếu nên bất cứ ai cũng có thể tạo nên một trang trại nuôi rồi cho riêng mình.
Một đặc điểm nữa ruồi đen rất dễ nuôi. Một số nghiên cứu cho thấy ấu trùng ruồi có thể sống ngập trong cồn tẩy rửa đến 2 tiếng và vẫn sống sót khi cho vào máy quay ly tâm.
Ngoài ra, việc sử dụng nguồn Protein từ ấu trùng ruồi đen cũng được sự ủng hộ từ các nhà bảo vệ động vật, vốn phản đối giết mổ gia súc.
Theo Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), khoảng 2 tỷ người trên thế giới hiện nay thường xuyên dùng côn trùng làm thực phẩm mà nếu được sản xuất hàng loạt như một nguồn lương thực thay thế, ruồi đen chắc chắn sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong ngành nông nghiệp.
"Cản trở duy nhất hiện nay là việc người tiêu dùng công nhận nguồn Protein từ ruồi, vốn thường được xem là một loài mất vệ sinh", Giáo sư Hoffman nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ