Nơi có tục mai táng rùng rợn nhất thế giới, tưởng nhẫn tâm nhưng ẩn chứa ý nghĩa rất thiêng liêng
Hóa ra không chỉ Việt Nam có tục đốt vía cô dâu mà một nơi khác cách nửa vòng trái đất cũng làm điều tương tự / Người này liên tục phạm nhiều lỗi nhưng Tào Tháo đều tha thứ: Vì sao?
Nơi có tục mai táng rùng rợn nhất thế giới, tưởng nhẫn tâm nhưng ẩn chứa ý nghĩa rất thiêng liêng
Ở Tây Tạng có một túc mai táng người mất rất đặc biệt, thoạt nghe đã đủ khiến nhiều người rùng mình. Nó là thiên táng, hay còn gọi là điểu táng. Thay vì chôn cất người đã khuất, gia đình sẽ được xác lên núi, đợi đàn kền kền đói bụng đến ăn.
>> Xem thêm: Acephali: Bộ tộc không đầu kỳ dị thời Hy Lạp cổ đại, ai nhìn cũng khiếp vía
Người Tây Tạng có 2 hình thức thiên táng là cơ bản và long trọng. Người dân ở vùng hẻo lánh hay dân du mục, không có nhiều điều kiện sẽ chỉ làm cơ bản. Xác người mất sẽ được đưa lên núi, chờ kền kền tìm đến.
>> Xem thêm: Bộ bàn ghế độc nhất vô nhị làm từ gỗ hương đỏ nguyên khối: Giá hàng tỷ đồng, nặng tới 1,3 tấn
Trong khi đó, cách thứ hai thì phức tạp hơn. Sau khi nhà có người mất, gia đình sẽ mời các Lạt Ma đến cầu nguyện. Người mất được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng sau đó. Người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của người mất rồi cõng họ trên lưng, mang lên núi.
>> Xem thêm: Ở hòn đảo xinh đẹp này có một bộ tộc kỳ lạ không thích mặc đồ, dùng thứ nhỏ xíu để che đi những bộ phận nhạy cảm
Sáng sớm, các thành viên trong gia đình cùng đi tụng kinh, chơi nhạc đám ma nhưng không được ở quá gần người đã mất. Xác sẽ được đặt nằm sấp xuống các mặt đá, bậc thầy về chôn cất sẽ đốt cây bách xù, tạo ra một mùi đặc trưng khiến kền kền thích thú mà sà xuống. Họ bắt đầu xẻ thịt, bóc tách từng phần xác cho kền kền ăn. Cuối cùng, bộ xương sẽ được đập dập rồi trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ ăn hơn.
>> Xem thêm: Trên thế giới có một bộ tộc 'thuần nữ', không có lấy một cá thể đực, cách họ sinh sản là như thế nào?
Nếu chỉ mới nghe kể, chứng kiến việc thiên táng, nhiều người hẳn sẽ rùng mình thấy nó quá đáng sợ, nhẫn tâm với người đã khuất. Tuy nhiên, theo phong tục và quan niệm của người Tây Tạng, đây là việc làm rất thiêng liêng.
>> Xem thêm: Rùng rợn trước tục lệ 'để tang' của bộ tộc Dani xứ Papua New Guinea
Người Tây Tạng chủ yếu sinh sống ở vùng có độ cao khoảng 5.000m so với mực nước biển. Tại vùng cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt này, người ta không thể chôn cất dưới lớp đá cứng và lạnh giá, đất lại vô cùng đắt đỏ. Việc hỏa táng càng trở nên khó khăn hơn vì nguyên liệu đốt khan hiếm. Chính vì thế mà họ xem kền kền là “người xử lý” cái xác lý tưởng nhất.
Đặc biệt hơn, người Tây Tạng chủ yếu theo Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana). Họ tin rằng người đã mất thì linh hồn sẽ rời khỏi thể xác, phần ở lại trần gian chỉ là phần con. Kền kền là loài được người nơi đây tôn kính, xem là sinh vật linh thiêng nhất. Chúng không phải loài ăn xác như thế giới nghĩ, mà là “thánh đại bàng”. Việc để kền kền ăn xác giống như Đức Phật tổ Như Lai lấy xác minh nuôi hổ dữ, tránh để chúng hại các sinh linh khác trên đời. Sau khi thiên táng, người mất cũng sẽ sớm được lên thiên đường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ