Khám phá

Nổi da gà với cách sơ cứu đầy đau đớn của thổ dân, cho kiến cắn để khâu vết thương lại

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc khi biết đến phương pháp sơ cứu đậm chất hoang dã của những thổ dân châu Phi.

Hé lộ cuộc sống bí ẩn của thổ dân trong rừng rậm Amazon / Hình ảnh hiếm hoi về người thổ dân đơn độc giữa rừng Amazon

Tại nhiều nước Châu Phi, đặc biệt là Congo, những vùng quê hẻo lánh thường không có dụng cụ y tế như băng dán cá nhân hay kim chỉ chuyên dụng để may khép vết thương, người dân các khu vực này đã sử dụng 1 cách làm khá ghê rợn để đối phó với các vết thương hở ngoài da.

Nổi da gà với cách sơ cứu đầy đau đớn của thổ dân, cho kiến cắn để khâu vết thương lại - Ảnh 1.
Dùng kiến để khâu vết thương. Ảnh: Thành Luân

Người dân bản địa đã sử dụng một loài kiến có tên Siafu (tên khoa học là Dorylus Gribodoi), mà cụ thể hơn là những con kiến thợ (có cặp càng to lớn) rồi cho nó cắn vào vết thương. Sau đó bứt thân kiến đi, để lại cái đầu vẫn còn càng kẹp rất chặt vào da.

Mặc dù vết cắn của loài kiến này rất đau đớn nhưng trong trường hợp này thì nó lại khá hữu dụng đối với người dân bản địa vì có thể làm cho vết thương kín lại cũng như không bị nhiễm trùng ngoài da.

Phương pháp này còn tỏ ra khá tiện lợi khi những thổ dân bị thương trong các khu rừng rậm và phải sơ cứu kịp thời (như một phân cảnh trong bộ phim "Đế chế Maya - Apocalypto" khi 2 mẹ con bị rơi xuống hố hay trong game sinh tồn như green hell).

Nổi da gà với cách sơ cứu đầy đau đớn của thổ dân, cho kiến cắn để khâu vết thương lại - Ảnh 3.
Một vết thương đã lành thông qua phương pháp có phần ghê rợn này. Ảnh: Plexusmd.

Mặc dù đã bị ngắt thân dưới và chỉ còn lại phần đầu ghim chặt vào vết thương nhưng lực cắn của chiếc đầu này vẫn rất lớn, nó có thể giữ chặt vệt thường nhiều ngày liền và nếu cần, người ta sẽ lại cho những con kiến khác cắn để khâu vết thương lại.

Kiến Siafu là loài kiến rất phổ biến ở châu Phi, chúng sống thành các đàn lớn có thể lên đến 50,000,000 con kiến trong một tổ, khi thức ăn khan hiếm thì cả đàn sẽ rời tổ để hành quân đến những vùng đất nhiều thức ăn với tốc độ 0,006m/s.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm