Nơi duy nhất trên Trái đất không thể tồn tại sự sống: Không phải sa mạc khắc nghiệt mà là vùng đất như tiên cảnh này
Khám phá núi Bà Đen - vùng đất sơn linh hùng vĩ / Bí ẩn 'vùng đất chết' với dung nham sôi sục nhưng vẫn có người sinh sống
Những nơi như Bắc cực, Nam cực, xích đạo, hoang mạc hay Biển Chết,... đều có môi trường nổi tiếng khắc nghiệt, nhưng vẫn tồn tại những sự sống đặc biệt. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một khu vực khắc nghiệt đến mức không thể duy trì bất kỳ dạng sống nào. Đó là nơi có môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái đất: vùng địa nhiệt Dallol, một vùng cực kỳ nóng, mặn và toàn axit.
Dallol là một ngọn núi lửa hình nón với vẻ ngoài rất đẹp và độc lạ nằm trong vùng trũng Danakil ở Ethiopia, nơi nhiệt độ ban ngày vượt quá 45 độ C ngay cả trong mùa đông. Khu vực được hình thành quá trình xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối và hoạt động thủy nhiệt. Dallol thấp hơn mực nước biển khoảng 100 mét, có nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối. Dallol ở trong tiếng địa phương Afar có nghĩa là “hủy diệt”.
Góc nhìn từ trên cao của vùng đất duy nhất được xác định là không thể có sự sống trên Trái đất cho đến thời điểm hiện tại
Ngày nay, khi núi lửa đang ngừng hoạt động, khắp Dallol là các ao trải dài dọc. Một số là ao muối siêu axit có mức pH âm vô cùng cao. Sau một loạt các thử nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng không có bất kỳ sự sống nào trong ao, bao gồm cả vi sinh vật cũng không. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.
“Sau khi tiến hành phân tích trên một số lượng mẫu lớn hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây, chúng tôi có thể xác nhận rằng không có sự sống của vi sinh vật trong các lưu vực nóng, nhiều axit và mặn này, cũng như trong các hồ muối giàu magiê liền kề, được gọi là Hồ Đen và Vàng”, tác giả của nghiên cứu, nhà sinh vật học Purificación López García đến từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp cho biết.
Khung cảnh ở Dallol huyền ảo và rực rỡ sắc màu nhưng thực chất nó là “chốn tử thần”
Con người cũng không thể lại gần Dallol vì đây là khu vực cực độc. Chất độc đến từ khí gas độc, phản ứng suối nước nóng bão hòa với muối cũng độc và ở dưới còn có cả núi lửa không biết bao giờ sẽ bùng nổ. Vì vậy mà chỉ có các khoa học mới có thể tiếp cận Dallol.
Việc phân tích và tìm hiểu Dallol có ý nghĩa rất lớn với khoa học, nhất là ngành vũ trụ. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng bằng chứng về sự sống trong môi trường khắc nghiệt trên Trái đất làm điểm tham chiếu để xác định liệu điều kiện môi trường tương tự có thể hỗ trợ sự sống trên các hành tinh trong hoặc ngoài hệ mặt trời. Nhưng với sự tồn tại của Dallol, nơi có nước lỏng nhưng vẫn không một thứ gì chịu đựng được thì rất nhiều nghiên cứu cũ đã bị bác bỏ.
Vẻ đẹp của "tử thần" ở Dallol
Tác giả của nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng có những nơi trên Trái đất giống như các lưu vực Dallol này, vô trùng mặc dù có nước ở dạng lỏng. Chúng tôi không mong đợi phát hiện ra các dạng sống trên các hành tinh khác tồn tại trong các môi trường tương tự, hoặc ít nhất là không nếu chúng ta đang xử lý hóa sinh tương tự như trên mặt đất”.
Dallol cũng dấy lên tranh luận không ít trong giới khoa học vì con người lâu nay luôn tin rằng hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống và sự tiến hóa, và không có sự sống thì sự tiến hóa không thể diễn ra. Nhưng ở Dallol, thật sự không hề có sự sống.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông bắt được 'rùa lạ' khi đang câu cá, sau khi chuyên gia giám định: Anh câu được hơn 6 nghìn tỷ
'Miền gái đẹp' nức tiếng nhất Việt Nam, đàn ông đến đây chẳng muốn về
Phát hiện mới ở Nam Cực: Các nhà khoa học phát hiện 'vật thể khổng lồ' bí ẩn có đường kính 56 km!
CLIP: Ba con chó Pitbull hợp sức tấn công giết chết đồng loại dã man
CLIP: Cáo lẻn vào chuồng gà và cái kết không thể ngờ trước với hai chú Pitbull
Vị thái giám 'đáng kính nhất' trong lịch sử, đã cố tình phát âm sai một từ khi đọc chiếu chỉ và cứu sống hàng nghìn người