Khám phá

Nơi nào ở Việt Nam đang lưu giữ nhiều Bảo vật quốc gia nhất?

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) hiện là nơi lưu giữ số lượng Bảo vật quốc gia nhiều nhất trong hệ thống các bảo tàng, di tích trên toàn quốc.

Bảo vật 'ngủ quên' trong Tử Cấm Thành: 'Ông trùm' ra giá bằng 10 chiếc Mercedes nhưng vẫn bị từ chối / Mang bức tranh 1.400 tuổi đi kiểm định bảo vật bị chê là hàng giả, phu nhân phá lên cười: 'Có biết tranh từ đâu ra không?'

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) hiện là nơi lưu giữ số lượng Bảo vật quốc gia nhiều nhất trong hệ thống các bảo tàng, di tích trên toàn quốc. Theo giới thiệu của bảo tàng, trong tổng số hơn 200.000 tài liệu, hiện vật đang lưu giữ ở đây, có 20 hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia với những giá trị lịch sử tiêu biểu, độc đáo và quý hiếm. Trong ảnh là cây đèn hình người quỳ, chất liệu đồng, niên đại văn hóa Đông Sơn khoảng 2.500-2.000 năm trước, được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) hiện là nơi lưu giữ số lượng Bảo vật quốc gia nhiều nhất trong hệ thống các bảo tàng, di tích trên toàn quốc. Theo giới thiệu của bảo tàng, trong tổng số hơn 200.000 tài liệu, hiện vật đang lưu giữ ở đây, có 20 hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia với những giá trị lịch sử tiêu biểu, độc đáo và quý hiếm. Trong ảnh là cây đèn hình người quỳ, chất liệu đồng, niên đại văn hóa Đông Sơn khoảng 2.500-2.000 năm trước, được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012.

Trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Hoàng Hạ đều thuộc niên đại văn hóa Đông Sơn, cùng được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Trong ảnh là trống Ngọc Lũ, được phát hiện tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vào năm 1893. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là trống đẹp nhất trong những trống đồng Đông Sơn được phát hiện cho đến nay ở Việt Nam, với tất cả đề tài trang trí trên trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ, thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật luyện kim, đúc đồng...

Trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Hoàng Hạ đều thuộc niên đại văn hóa Đông Sơn, cùng được công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Trong ảnh là trống Ngọc Lũ, được phát hiện tại làng Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vào năm 1893. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là trống đẹp nhất trong những trống đồng Đông Sơn được phát hiện cho đến nay ở Việt Nam, với tất cả đề tài trang trí trên trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ, thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật luyện kim, đúc đồng...

Thạp đồng Đào Thịnh niên đại văn hóa Đông Sơn, được phát hiện tại thôn Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vào năm 1961. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là thạp có kích thước lớn, trang trí hoa văn phong phú và độc đáo nhất trong số những thạp đồng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay. Trên nắp thạp đúc nổi 4 khối tượng là những cặp nam nữ đang giao hợp, phản ánh khát vọng sinh sôi nảy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật...

Thạp đồng Đào Thịnh niên đại văn hóa Đông Sơn, được phát hiện tại thôn Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vào năm 1961. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là thạp có kích thước lớn, trang trí hoa văn phong phú và độc đáo nhất trong số những thạp đồng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay. Trên nắp thạp đúc nổi 4 khối tượng là những cặp nam nữ đang giao hợp, phản ánh khát vọng sinh sôi nảy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật...

Bình hoa lam vẽ thiên nga bằng chất liệu gốm, niên đại thời Lê sơ, thế kỷ 15. Hiện vật được phát hiện qua khai quật tàu đắm Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) năm 1998-2000. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là hiện vật độc bản, kích thước lớn nhất trong sưu tập gốm phát hiện ở tàu đắm Cù Lao Chàm, có đề tài trang trí đẹp, sinh động với phong cảnh đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, giữa không gian ấy là 4 con thiên nga trong 4 tư thế khác nhau...

Bình hoa lam vẽ thiên nga bằng chất liệu gốm, niên đại thời Lê sơ, thế kỷ 15. Hiện vật được phát hiện qua khai quật tàu đắm Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) năm 1998-2000. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đây là hiện vật độc bản, kích thước lớn nhất trong sưu tập gốm phát hiện ở tàu đắm Cù Lao Chàm, có đề tài trang trí đẹp, sinh động với phong cảnh đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, giữa không gian ấy là 4 con thiên nga trong 4 tư thế khác nhau...

Bia điện Nam Giao được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2015. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bia bằng chất liệu đá, niên đại 1679, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 4, đời vua Lê Hy Tông, triều Lê Trung hưng. Với kích thước lớn, bia điện Nam Giao được chạm khắc tinh xảo với hình rồng, phượng, kỳ lân, hoa lá... Nội dung văn bia nêu rõ chức năng, vị trí của đàn Nam Giao và lễ Tế Giao, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, giữ vững nền thịnh trị...

Bia điện Nam Giao được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2015. Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bia bằng chất liệu đá, niên đại 1679, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 4, đời vua Lê Hy Tông, triều Lê Trung hưng. Với kích thước lớn, bia điện Nam Giao được chạm khắc tinh xảo với hình rồng, phượng, kỳ lân, hoa lá... Nội dung văn bia nêu rõ chức năng, vị trí của đàn Nam Giao và lễ Tế Giao, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, giữ vững nền thịnh trị...

Ấn Sắc mệnh chi bảo được đúc năm Minh Mệnh thứ 8, thời Nguyễn (1827). Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ấn làm bằng chất liệu vàng 10 tuổi, gồm 2 phần là quai ấn và ấn. Quai được tạo hình rồng, đầu vươn về phía trước, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân rồng 5 móng. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ Hán kiểu chữ Triện là "Sắc mệnh chi bảo" (Bảo ấn của các sắc lệnh). Trên lưng ấn khắc 2 dòng lạc khoản, nội dung dịch nghĩa là vàng 10 tuổi, nặng 223 lạng 6 tiền, đúc vào ngày lành, tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8.

Ấn Sắc mệnh chi bảo được đúc năm Minh Mệnh thứ 8, thời Nguyễn (1827). Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ấn làm bằng chất liệu vàng 10 tuổi, gồm 2 phần là quai ấn và ấn. Quai được tạo hình rồng, đầu vươn về phía trước, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân rồng 5 móng. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ Hán kiểu chữ Triện là "Sắc mệnh chi bảo" (Bảo ấn của các sắc lệnh). Trên lưng ấn khắc 2 dòng lạc khoản, nội dung dịch nghĩa là vàng 10 tuổi, nặng 223 lạng 6 tiền, đúc vào ngày lành, tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8.

 

Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tại ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Đông, Hà Nội), nhằm kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Sáng 20/12/1946, Lời kêu gọi được phát trên Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tại ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Dương, làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây (nay thuộc Hà Đông, Hà Nội), nhằm kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Sáng 20/12/1946, Lời kêu gọi được phát trên Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm