Ông cụ mang "sắt vụn" về nhà bị vợ quở trách: 26 năm sau chuyên gia tìm đến tận nơi xin bảo vật về!
Kho báu quốc gia bị lũ vùi lấp: Sau khi "tái xuất", chuyên gia định giá 1 món cổ vật tương đương 2 tấn vàng! / Đào đất xây nhà vệ sinh thì phát hiện mộ cổ: Vô số cổ vật bên trong nhưng thi thể chủ nhân 'không cánh mà bay'
Vào mùa xuân năm 1971, một trận mưa lớn ở Bảo Kê, Thiểm Tây, đã làm cho mực nước ở đây dâng cao. Chỉ sau thời gian ngắn, phù sa đã lấp đầy toàn bộ dòng sông, các địa phương đã phải huy động toàn bộ nhân dân đi nạo vét sông, ông Liu cũng là một trong số đó.
Trong lúc nạo vét lòng sông, chiếc xẻng của ông Liu đã chạm phải một vật cứng. Sau khi gột rửa, ông nhận ra mình đã đào được một chiếc nồi đồng. Ngay sau đó, ông lại tiếp tục đào về phía trước và đào thêm được ba chiếc nồi với kiểu dáng tương tự.
Cổ vật được khai quật (Nguồn: Baike.baidu)
Những chiếc nồi này có vẻ đã được chôn trong đất từ rất lâu, ông Liu tuy rằng không có kiến thức về lịch sử hay khảo cổ nhưng linh tính mách bảo ông, đây chính là cổ vật.
Sợ có người biết mình đã đào được kho báu nên ông Liu đã nhanh chóng chôn 4 chiếc "nồi đồng" xuống một lớp bùn sâu hơn và giả vờ như không có chuyện gì xảy ra.
Đến tối, sau khi mọi người về gần hết ông mới bí mật đào 4 đồ vật lên và mang về nhà. Vợ ông nhìn thấy những thứ hoen rỉ, xanh đen này liền mắng té tát vì "vô công rồi nghề", mang sắt vụn về nhà. Dù vậy, ông vẫn cho rằng đây không phải là đồ bình thường, vì vậy đã quyết định giấu chúng trong góc nhà, để người vợ không thể nhìn thấy.
Tưởng rằng những thứ này đã bị rơi vào quên lãng thì đến năm 1999, con trai cả của ông Liu trong khi phá nhà để xây lại đã tình cờ phát hiện ra 4 món đồ cổ bị bỏ quên từ 26 năm trước.
Người con trai của ông Liu cảm thấy những chiếc bình trong gia đình mình có thể là di vật văn hóa có giá trị nên đã chủ động mang đến bảo tàng ở địa phương để thẩm định, nhưng những người ở đây cũng không rõ đây là thứ gì. Song chỉ vào ngày sau, thông tin về chiếc bình lan truyền và các chuyên gia thẩm định hàng đầu đã tới gõ cửa nhà ông Liu.
Các ký tự trên cổ vật (Nguồn: Sohu)
Các chuyên gia đã phát hiện ở bên trong chiếc nồi đồng được khắc tổng cộng 129 ký tự, là bảo vật quốc gia hạng nhất. Đây là dụng cụ nấu nướng và đựng thức ăn từ thời nhà Thương và nhà Chu, và tên của nó là "Nhất đỉnh nhị quỹ".
Khi chuyên gia đề cập đến việc xin lại chiếc bình về nghiên cứu, con trai ông Liu đã nhất quyết từ chối, nhóm chuyên gia đã phải giải thích cho anh ta về chính sách đối với các di tích văn hóa: Tất cả các di tích văn hoá được khai quật từ lòng đất đều thuộc quyền sở hữu của quốc gia, nếu cố tình giấu hoặc bán khi bị phát hiện đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Sau một hồi do dự, gia đình ông Liu cũng quyết định giao ba di vật văn hóa với phần thưởng là 100.000 NDT. Trên các đồ đồng này, có khắc các ký tự, ghi lại sự kiện lịch sử vua Chu Đệ giết thịt gia súc ban thưởng cho các quan đại thần, tư liệu quý giá này đã bù đắp vào khoảng trống lịch sử trong giai đoạn này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn