Nổi tiếng đa nghi, vì sao Tào Tháo nhất quyết giao trọn tính mạng cho người này?
Quan Vũ và Trương Phi chưa từng học võ, tại sao võ công lại phi phàm đến vậy? / Trương Phi chết uổng vì quát nạt binh sĩ và bài học sâu sắc cho hội công sở không biết kiềm chế cơn giận
Tào Tháo (155 – 220), tự Mạnh Đức, là một chính trị gia, nhà quân sự kiệt xuất, nhà thơ nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán. Ông còn là người đặt cơ sở, nền móng để lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc (220 – 280).
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, một điều phải thừa nhận là Tào Tháo rất biết nhìn người và dùng người. Ông đã thu phục được nhiều hào kiệt (cả văn lẫn võ) để làm những trợ thủ đắc lực cho sự phát triển cơ nghiệp.
Người giành trọn niềm tin của Tào Tháo lại không nhiều bởi ông là người nổi tiếng đa nghi, Nhưng Hứa Chử lại là trường hợp ngoại lệ. Đó là bởi ông không những được Tào Tháo hết mực tin tưởng mà còn chọn là tướng hộ vệ luôn theo sát bên mình.
Hứa Chử là ai?
Hứa Chử là dũng tướng được Tào Tháo rất tin tưởng.
Hứa Chử (? – 230), tự là Trọng Khang, là một trong những công thần khai quốc của nước Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông là một vị tướng hầu cận được Tào Tháo rất tin tưởng và còn nổi tiếng với sức khỏe phi thường, trung thành và hết lòng vì chủ. Hai điều này khiến Tào Tháo rất tin dùng Hứa Chử.
Theo ghi chép của bộ chính sử Tam Quốc chí, Hứa Chử là người mình cao tám thước, lưng to, dáng vẻ uy nghiêm, dũng khí hơn người.
Cùng với Điền Vi, ông trở thành tướng hộ vệ được Tào Tháo tin tưởng nhất, thậm chí là giao trọn cả tính mạng.
Cuối thời Đông Hán, thiên hạ loạn lạc, nạn cướp bóc nổi lên khắp nơi. Hứa Chử đã tập hợp họ hàng và nhiều người khác để dựng dinh lũy chống lại quân cướp. Từ đó, danh tiếng của ông được nhiều người biết đến. Sau khi Tào Tháo làm chủ được Duyện Châu, Hứa Chử mới dẫn quân đến quy phục.
Hứa Chử đã cùng Tào Tháo tham gia vào nhiều trận chiến lớn và lập được nhiều công.
Ông được Tào Tháo cho làm hộ vệ riêng của mình. Điều này khiến nhiều người bất ngờ bởi Tào Tháo vốn nổi tiếng đa nghi. Tuy nhiên, hóa ra Tào Tháo không hề nhìn nhầm người.
Bắt được "thích khách", 2 lần lập công cứu chủ
Hứa Chử rất trung thành và từng nhiều lần cứu Tào Tháo thoát chết.
Vào năm 200 tại trận Quan Độ, khi quân Tào Tháo đánh với quân của Viên Thiệu, một người hộ vệ của Tào Tháo tên là Từ Tha có âm mưu ám sát chủ. Nhưng do Hứa Chử luôn bên cạnh bảo vệ Tào Tháo nên Từ Tha chưa dám làm gì.
Đến một ngày Hứa Chử được nghỉ, chớp lấy thời cơ, Từ Tha đã giấu dao trong người định ám sát Tào Tháo. Tuy nhiên, do cảm thấy lo lắng không yên nên Hứa Chử đột ngột quay lại chỗ Tào Tháo.
Trông thấy Từ Tha trong bộ dạng hoảng hốt đứng cạnh Tào Tháo, Hứa Chử nhanh chóng khám xét và phát giác ra ý định của Từ Tha. Ông giết chết Từ Tha và những người liên quan. Sau lần này, Tào Tháo càng tin tưởng Hứa Chử hơn.
Trong một lần khác, vào năm 211, Mã Siêu và Hàn Toại khởi binh để chống lại Tào Tháo. Bấy giờ Tào Tháo đã đích thân dẫn quân đến ải Đồng Quan để nghênh địch. Tuy nhiên, nhân lúc Tào Tháo đưa đại quân vượt sông, Mã Siêu bất ngờ hạ lệnh cho 1 vạn quân bắn tên như mưa. Khi đó, Hứa Chử đã liều mạng lấy thân mình che chở cho Tào Tháo thoát khỏi trận mưa tên này.
Hứa Chử là người ngay thẳng, biết giữ phép tắc, thậm chí là không nể nang những người thân của Tào Tháo. Điều này càng khiến cho Tào Tháo tin tưởng và yêu mến, giao tính mạng cho Hứa Chử bảo vệ.
Sau khi Tào Tháo qua đời vào năm 220, Hứa Chử vẫn tiếp tục phục vụ con trai Tào Tháo là Tào Phi. Ông mất năm 230 và có gần 40 năm theo Tào Tháo và nước Tào Ngụy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?