Nổi tiếng "khát máu" nhưng Thành Cát Tư Hãn thường tha chết cho 3 nhóm người đặc biệt này
Vì sao Thành Cát Tư Hãn chưa một lần dám chinh phục Ấn Độ? / Rùng mình 3 cuộc thảm sát đẫm máu nhất của Thành Cát Tư Hãn
Thành Cát Tư Hãn (1162 - 1227) là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa nói riêng cũng như lịch sử thế giới nói chung, đồng thời cũng là người đứng đầu của đội quân Mông Cổ khét tiếng một thời.
Năm xưa trong công cuộc chinh phạt hai lục địa Á – Âu, vị Đại hãn này đã từng tàn sát và trả thù không ít thành trì.
Có lẽ trong quan điểm của Thành Cát Tư Hãn, hành động "nhổ cỏ tận gốc" như trên về cơ bản sẽ tiêu diệt toàn bộ kẻ địch và tránh được những hậu họa báo thù về sau này.
Tuy nhiên theo quan điểm của chuyên trang phân tích lịch sử Trung Quốc Qulishi, một người đã từng tắm máu không ít vùng đất như Thành Cát Tư Hãn ít nhiều vẫn duy trì những nguyên tắc của riêng mình.
Theo đó, Qulishi cho rằng năm xưa có 3 nhóm người vì sở hữu những đặc trưng riêng nên rất ít khi nằm trong danh sách tàn sát của đội quân Mông Cổ thời ấy và thường được Thành Cát Tư Hãn "miễn tử" vì các mục đích dưới đây.
Trẻ em
Xuất thân là một bộ tộc du mục, người Mông Cổ từng gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề nhân khẩu. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).
Nhóm người đầu tiên nằm trong danh sách "miễn tử" của vị Đại hãn Mông Cổ này chính là những đứa trẻ đã tứ cố vô thân.
Từ xa xưa, Mông Cổ vốn xuất thân là bộ tộc du mục. Vì tránh né thiên tai, bệnh dịch và tập tục thường xuyên thay đổi môi trường sống nên họ luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài nguyên, lương thực, đặc biệt là nhân khẩu.
Vì đặc tính nói trên, cho nên những đứa trẻ Mông Cổ có thể may mắn sống tới khi trưởng thành vốn đã là điều không hề dễ dàng.
Cũng bởi gặp khó khăn trong vấn đề gia tăng dân số, người Mông Cổ thấu hiểu hơn ai hết một sự thật: Trẻ em chính là chìa khóa để cải thiện số lượng nhân khẩu.
Do đó, Thành Cát Tư Hãn ngay cả khi tàn sát các thành trì cũng rất ít khi giết những đứa trẻ đã không còn chỗ dựa hoặc còn chưa hiểu chuyện.
Thay vào đó, ông sẽ hạ lệnh cho thuộc hạ đem họ trở về, đào tạo một cách tỉ mỉ, ban cho thân phận danh chính ngôn thuận trong tộc Mông Cổ để rồi biến họ trở thành những chiến sĩ sẵn sàng bán mạng cho đội quân của mình.
Phụ nữ
Phụ nữ cũng là những đối tượng thường xuyên được Thành Cát Tư Hãn "miễn tử" trong những cuộc chinh phạt và tàn sát của mình. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Nhóm người thứ hai rất ít khi nằm trong danh sách tàn sát của Thành Cát Tư Hãn chính là phụ nữ.
Cũng giống như đối với trẻ em, người Mông Cổ tin rằng phụ nữ chính là một trong những chìa khóa không thể thiếu để họ tiếp tục duy trì giống nòi và gia tăng dân số.
Người Mông Cổ vốn coi trọng việc sinh con đẻ cái, vì vậy đa số phụ nữ thời bấy giờ dù xuất thân từ các chiến tuyến thù địch thì một khi bắt được cũng sẽ không bị giết mà bị biến thành công cụ sinh đẻ.
Bên cạnh đó, xuất phát từ quan niệm trọng nam khinh nữ đã thâm căn cố đế vào thời bấy giờ, phụ nữ một khi rơi vào tay kẻ địch thì sẽ bị coi như chiến lợi phẩm.
Thành Cát Tư Hãn năm xưa thường biến họ thành phần thưởng để ban tặng cho các chiến sĩ, từ đó củng cố nội bộ và khuyến khích thuộc hạ nỗ lực chiến đấu.
Điều trọng yếu hơn còn nằm ở chỗ, vị Đại hãn Mông Cổ này cho rằng phụ nữ vốn không có năng lực chiến đấu, cho nên dù không giết thì cũng khó có thể tạo thành uy hiếp đối với ông sau này. (Theo Qulishi).
Thợ mộc
Ít ai ngờ rằng thợ mộc lại chính là tầng lớp được người Mông Cổ vô cùng coi trọng. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).
Người Mông Cổ mặc dù là đội quân khét tiếng đáng gờm trên chiến trường, nhưng về phương diện chế tạo công cụ lại có phần tụt hậu. Đây cũng chính là lý do khiến thợ mộc trở thành một tầng lớp được họ vô cùng coi trọng.
Những người thợ mộc này vừa có thể giúp họ chế tạo vũ khí, sản xuất công cụ, xây dựng cung điện…
Hơn nữa tầng lớp nói trên cũng có thể trở thành nhân công cung cấp các tài nguyên hậu cần mỗi khi có chiến tranh.
Xuất phát từ sự hữu dụng này, các thợ mộc thời bấy giờ cũng đã may mắn thoát được cảnh máu chảy thành sông trong những cuộc thảm sát đẫm máu của đội quân Mông Cổ thời xưa.
* Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?