Trong tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”, Tào Tháo là nhân vật nổi tiếng là nhà quân sự thiên tài nhưng cũng rất đa nghi. Với tính cách như vây, trước khi qua đời, Tào Tháo có hành động đặc biệt để bảo vệ nơi an nghỉ ngàn thu của mình.
Giải mã đội quân tinh nhuệ bậc nhất thời Tam Quốc của Tào Tháo /
Tam Quốc: Tư Mã Ý thực sự không nhìn thấu Không Thành Kế của Gia Cát Lượng?
Không những vậy, tính cách đa nghi của Tào Tháo trong việc dùng người và phán đoán các sự việc được biết đến rộng rãi. Ngay cả khi chuẩn bị cho nơi an nghỉ ngàn thu cho bản thân, Tào Tháo cũng thể hiện rõ sự đa nghi của bản thân.
Cụ thể, lo sợ có kẻ gian phá hoại mộ phần, Tào Tháo lên kế hoạch tỉ mỉ cho việc xây dựng nơi yên nghỉ cho bản thân.
Thay vì chỉ xây một ngôi mộ nguy nga, tráng lệ như nhiều nhân vật "máu mặt" thời xưa, Tào Tháo huy động một đội quân xây mộ cho mình.
Đội quân của Tào Tháo xây tổng cộng 72 ngôi mộ theo lệnh và không biết đâu mới thực sự là nơi chôn cất nhân vật nổi tiếng lịch sử này khi qua đời.
Tương truyền, toàn bộ số ngôi mộ trên đều được xây khá giống nhau. Mộ phần của Tào Tháo khá đơn giản, không bề thế và không mai táng cùng nhiều ngọc ngà châu báu để tránh mộ tặc dòm ngó, không thể phá vỡ giấc ngủ ngàn thu của ông.
Thêm nữa, vị trí các ngôi mộ cũng được Tào Tháo giữ bí mật. Chỉ có các con trai của ông và một số người thân tín là biết được mộ thật của ông nằm ở đâu.
Sau khi qua đời vào năm 220 sau Công nguyên tại Lạc Dương, Tào Tháo được cho mai táng ở vùng núi phía tây Nghiệp Thành (huyện Lâm Chương - Hà Bắc ngày nay).
Không ai biết chính xác ngôi mộ của Tào Tháo nằm ở nơi nào. Theo đó, trong những năm qua, các chuyên gia, nhà khảo cổ thực hiện các dự án nhằm tìm ra vị trí nơi chôn cất Tào Tháo nhưng chưa có kết quả.
Như vậy, sự đa nghi của Tào Tháo đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ nơi an nghỉ vĩnh hằng của ông không bị quấy rầy, phá hoại. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà hậu thế mãi chưa thể giải mã được bí ẩn về nơi chôn cất Tào Tháo.
Theo Tâm Anh/Kiến thức