Khám phá

Loài vật có thời gian giao phối lâu nhất đến 14 giờ và con đực sẽ chết ngay khi quá trình kết thúc

Sinh sản là hình thức duy trì nòi giống của mọi sinh vật, mỗi loài sẽ có phương thức và tập tính sinh sản khác nhau.

Loài động vật sống dai nhất thế giới: Sấy khô, hơ trên lửa, nhúng trong rượu, ra khỏi vũ trụ cũng không chết / Ngỡ ngàng trước loài động vật ngủ tận 10.000 lần một ngày, mỗi lần ngủ vỏn vẹn có 4 giây

Sự sinh sản của các loài chủ yếu dựa vào sự giao phối của con đực và con cái. Mặc dù nói rằng mục đích giao phối của con người không chỉ để sinh sản, mà còn có những mục đích khác. Nhưng đối với các loài động vật trong tự nhiên, về cơ bản tất cả các cuộc giao phối đều được thực hiện với mục đích sinh sản, ngoài ra không có mục đích nào khác. Và hầu hết các lựa chọn giao phối của động vật đều nằm trong kiểm soát của con cái.

Trên thực tế, một số loài động vật có khuynh hướng tình dục khá lạ khi chúng có thời gian giao phối rất lâu. Những con đực sẽ chết sau quá trình giao phối kéo dài.

giao phối 1

Loài chuột Antechinus.

Ở Australia, có loài chuột Antechinus - loài chuột nhỏ có túi, chúng giao phối với con cái trong khoảng 14 giờ. Nhưng sau khi giao phối, những con đực của loài chuột có túi này sẽ chết.

Tuy nhiên, trong vương quốc động vật có vú, không chỉ chuột Antechinus, một loài khác cũng có thời gian giao phối kéo dài đó là loài mèo túi (tên khoa học: Dasyurus) hay còn gọi là Quoll hoặc cầy túi. Mỗi lần chúng giao phối trung bình kéo dài vài tiếng đồng hồ nhưng cũng có thể kéo dài đến một ngày. Đó là bởi các con đực không phóng nhiều tinh trùng tại một thời điểm, vì vậy chúng phải xuất tinh nhiều lần để đảm bảo tinh trùng kết hợp được với trứng.

giao phối 2

Sau khi chọn bạn tình, mèo túi sẽ giao phối với nhau khoảng năm lần. Nhưng nếu mèo túi đực không làm hài lòng con cái trong quá trình giao phối, con cái luôn sẵn sàng có thể tìm kiếm bạn tình khác tốt hơn. Vì vậy, dưới sự kích thích của mèo túi cái, mèo túi đực sẽ kéo dài thời gian giao phối, để có thể truyền lại những gen tuyệt vời của nó.

Tuy nhiên, mèo túi đực cũng thường cạn kiệt sức lực đến chết trong việc điên cuồng theo đuổi để được giao phối nhiều lần càng tốt. Trong toàn bộ mùa giao phối, mèo túi đực tiêu tốn khá nhiều hóc-môn Testosterone (hóc-môn sinh dục) và phải chiến đấu với những con đực khác, chúng dành rất ít thời gian để ăn và ngủ.

 

giao phối 0

Vậy tại sao việc giao phối ngay trong tự nhiên lại nằm "trong tay" của con cái? Sự lựa chọn giao hợp trong tự nhiên chỉ có một mục đích, đó là để sinh sản ra thế hệ mới. Động vật đực sản xuất nhiều tinh trùng hơn nhiều so với trứng của con cái. Hơn nữa, trong quá trình sinh sản, con đực chỉ có nhiệm vụ giao phối, không liên quan gì đến việc cho con của chúng ăn.

giao phối 4

Con cái thì khác, ngoài việc phối hợp giao phối, nó còn có nhiệm vụ mang thai và sinh nở, cũng như nuôi dưỡng đàn con. Vì vậy, những con đực sẽ không buông tha bất cứ con cái nào mà chúng có thể giao phối. Nhưng những con cái thì khác, chúng phải chọn bạn tình tốt hơn để có được thế hệ con xuất sắc và tỷ lệ sống của chúng sẽ tăng lên.

Nhìn chung, đối tượng được con cái lựa chọn cơ bản dựa trên ngoại hình. Ví dụ ở sư tử, sư tử cái chọn những con đực tương đối lớn để giao phối. Vì sư tử có lãnh thổ nên sư tử đực cần bảo vệ lãnh thổ và đàn của chúng. Những con sư tử đực khỏe hơn sẽ tương đối dễ dàng giành được sự đồng tình của các con sư tử cái.

 

giao phối 5

Trong quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, đã xuất hiện sự phân hóa động vật đực và động vật cái. Và hầu hết quá trình giao phối do sự chọn lọc của con cái. Tất nhiên, có những điều bí ẩn mà con người chúng ta không thể hiểu được, như hành vi giao phối của các loài động vật hay sự lựa chọn đối tượng giao phối của chúng trong tự nhiên.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm