Khám phá

Nữ hoàng Boudicca: Chiến binh dũng cảm của nước Anh cổ đại - Phần 2

Sau khi vùng đất của gia tộc bị chiếm đoạt, người dân bị giết hại, những người sống sót bị bắt làm nô lệ, Boudicca bị đánh đập công khai và con gái bà bị hãm hiếp, nữ hoàng chiến binh bộ tộc Celtic đã nổi cơn thịnh nộ khiến người La Mã phải run sợ.

Nữ hoàng Boudicca: Chiến binh dũng cảm của nước Anh cổ đại (Phần 1) / Bị chồng ghẻ lạnh, nữ hoàng Pháp làm đẹp thế nào để thiên tài soạn nhạc Mozart hỏi cưới?

Chú thích ảnh
Nữ hoàng Celtic giáng cơn thịnh nộ xuống người La Mã. Ảnh: Ancient Origins

Tận dụng cơ hội người La Mã tập trung chiến đấu với người Druids, Boudicca lập tức triệu tập người dân trong bộ tộc của mình và các bộ tộc khác đứng lên chống lại người La Mã ở phía tây nước Anh và phía Bắc xứ Wales. Bà đã gặp gỡ những người đứng đầu các bộ tộc Trinovanti, Cornovii, Durotiges để lên kế hoạch nổi dậy và đánh đuổi người La Mã. Boudica được chọn làm thủ lĩnh của trận chiến này.

“Không phải một người thuộc dòng dõi quý tộc muốn giành lại những tài sản đã mất, Boudica trên cương vị là một người mẹ - người đang tìm cách đòi lại tự do cho bộ tộc và trả hận cho 2 con gái bà để kêu gọi người dân đứng lên bởi đây là cuộc chiến đấu hoàn toàn chính nghĩa và các vị thần sẽ đứng về phía họ”, nhà sử học Tacitus ghi lại.

“Bà có thân hình cao to, ánh mắt sắc như dao và giọng nói lớn. Mái tóc dày màu nâu đỏ của bà bay xuống tận eo. Bà đeo một chiếc vòng vàng lớn quanh cổ cùng một chiếc áo choàng màu xanh cài chặt bằng một chiếc trâm”.Nhà sử học Cassius Dio đã mô tả sự xuất hiện của bà trước đám đông kêu gọi người dân nổi dậy.

Các ghi chép lịch sử cho thấy Boudica đã thành công trong việc tập hợp đội quân lên tới 100.000 chiến binh. Mục tiêu đầu tiên của bà là giành lại Camulodunum (nay thuộc thành phố Colchester, hạt Essex). Người Iceni và các đồng minh dưới sự lãnh đạo của Boudica đã san phẳng các ngôi nhà, phá vỡ các bức tượng và nhiều bia mộ, đốt cháy toàn bộ căn nhà của người La Mã.

Chú thích ảnh
Nữ hoàng Boudicca triệu tập binh lính cùng 2 con gái của bà. Ảnh: Ancient Origins

Mục tiêu tiếp theo của Nữ hoàng Boudicca là Londinium (ngày nay là thủ đô London), nhưng bà không ngờ rằng khi nghe tin về cuộc nổi dậy, tướng La Mã Gaius Suetonius Paulinus đã vội vã rời khỏi thị trấn. Các chiến binh Boudicca tiếp tục đốt cháy và phá hủy toàn bộ khu vực này, không còn quân La Mã nào sống sót.

 

Cuộc chiến cuối cùng của Nữ hoàng Boudicca diễn ra tại thị trấn Verulamium (nay thuộc thành phố St Albans). Các cuộc tấn công đã khiến khoảng 80.000 người bị giết, Hoàng đế La mã Nero phải cân nhắc rút toàn bộ lực lượng của mình khỏi Anh. Boudicca tin rằng các cuộc nổi dậy của bà tại 3 thành phố quan trọng sẽ giải phóng người Anh khỏi đế chế La Mã, nhưng đây không phải nước cờ sáng suốt.

Sau cuộc tấn công của Boudica tại Verulamium, quân đội Suetonius của La Mã nhanh chóng tập hợp lực lượng tại phía Tây Midlands. Đội quân của Boudicca đã tính đến việc chiếm giữ các cửa hàng lương thực cho quân của mình, nhưng Suetonius đã sử dụng chiến lược đốt cháy các cửa hàng này, việc thiếu lương thực làm lực lượng bộ tộc Celtic suy yếu.

Chú thích ảnh
Boudicca đã lãnh đạo ngươi Anh trong một cuộc nổi dậy chống lại người La Mã ở Camulodunum, Londinium và Verulamium. Ảnh: Ancient Origins

Boudica và đội quân của bà quyết chiến đấu đến cùng. Tưởng rằng sẽ giành được chiến thắng với lực lượng đông đảo, nhưng người Anh đã kiệt sức vì đói khát khiến người La Mã chiếm thế thượng phong.

Tuy người Anh có ưu thế về lực lượng đông hơn rất nhiều so với quân La Mã nhưng ngược lại, người La Mã lại có chiến thuật, kỷ luật, được huấn luyện và trang bị vũ khí cao cấp. Người La Mã đã chọn một địa điểm hẹp, nơi mà người Anh không thể sử dụng ưu thế về lực lượng vượt trội của mình.

Lực lượng của Nữ hoàng Boudica không còn cách nào khác đành phải rút lui. Tuy nhiên, họ đã bị quân La Mã chặn đường, tàn sát khoảng 80.000 binh lính. Theo nhà sử học Tacitus, chỉ có 400 người La Mã chết trong trận chiến ngày hôm đó.

 

Để trả thù, người La Mã đã xử tử người Iceni và các bộ tộc đồng minh của họ, những người sống sót trở thành nô lệ. Đất đai của người Anh cũng đã bị quân đội La Mã tiếp quản, nhiều gia đình mất đi quê hương và cuộc nổi dậy đã kết thúc. Người La Mã tiếp tục tăng cường quân đội của mình ở lại Anh.

Người ta không biết chính xác về những gì đã xảy ra với Boudicca sau thất bại. Một số người cho rằng bà đã chạy trốn cùng 2 con gái của mình đến một vùng đất khác, tự tử bằng thuốc độc. Tuy nhiên, nhà sử học Cassius Dio ghi lại rằng Boudicca đã qua đời vì bị thương nặng, sau đó được chôn cất cẩn thận.

Câu chuyện của Boudicca gần như bị lãng quên cho đến khi tác phẩm của các nhà sử học Tacitus và Annals được khám phá vào năm 1360. Nhiều người đã muốn tìm hiểu về nữ chiến binh huyền thoại và những nỗ lực nổi dậy không ngừng của bà trong các cuộc giải phóng người Anh khỏi sự cai trị của đế chế La Mã.

 

Vào thời Nữ hoàng Victoria, danh tiếng của Boudicca đã nhận được sự quan tâm lớn. Nhà thơ Victoria Laureate, Alfred, Lord Tennyson đã sáng tác bài thơ ”Boadicea” để tưởng nhớ bà, một số con tàu cũng được đặt theo tên của Boudicca.

Chú thích ảnh
Tượng nữ hoàng Boudicca cùng 2 con gái trên cỗ xe ngựa. Ảnh: Ancient Origins

Boudicca kể từ đó đã trở thành là một biểu tượng văn hóa ở Vương quốc Anh trong một gia đoạn lịch sử đầy biến động. Năm 1883, Hoàng tử Albert – phu quân của Nữ hoàng Victoria đã đặt một bức tượng nữ hoàng Boudicca cùng 2 cô con gái trên cỗ xe ngựa chiến bên ngoài tòa nhà Nghị viện ở London – nơi bà đã ngã xuống trong hành trình đòi lại tự do cho dân tộc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm