Nữ nhân thăng chức Thái hoàng thái hậu lận đận nhất: Cảm hóa Hoàng đế si tình ái thiếp đã chết, phải hối lộ để cháu nội được lên ngôi báu
Điều ít biết về hoàng hậu đầu tiên của nước Việt độc lập, tự chủ / Vua chết uất vì hoàng hậu... 'cắm sừng'
Hán Nguyên Đế Lưu Thích được đánh giá là một vị Hoàng đế thiếu quyết đoán và nhu nhược, không thích hợp trở thành người đứng đầu một nước. Ông còn là người đàn ông si tình, vì một ái thiếp đã mất mà cự tuyệt tất cả nữ nhân xung quanh.
Thời điểm Hán Nguyên Đế còn là Thái tử, ông cực kỳ yêu thương Lương đệ Mã Tư thị nhưng ông chưa lên ngôi thì nàng đã mất. Cái chết của Mã Tư thị đã khiến Lưu Thích đau lòng đến mức ngã bệnh. Chứng kiến sự suy sụp của Thái tử, Hoàng đế hạ lệnh cho Vương Hoàng hậu tuyển thêm nữ nhân mới cho Thái tử với hi vọng nguôi ngoai nỗi đau.
Vì còn lưu luyến Lương đệ Mã Tư thị, Lưu Thích bày tỏ thái độ không hào hứng. Kết quả là Vương Chính Quân đã được chọn, chỉ một lần sủng hạnh duy nhất mà nàng đã hạ sinh trưởng tử Lưu Ngao (về sau trở thành Hán Thành Đế).
Lúc đó bên cạnh Thượng Quan Thái hậu có một nữ quan thông minh lanh lợi, được Thái hậu vô cùng yêu thích. Sau này, Thái hậu đã gả nàng cho Thái tử Lưu Thích, không ngờ chính nữ nhân này đã dần dần cảm hóa được trái tim khô héo của Thái tử. Tên của nữ quan này là Phó Dao.
Phó Dao vốn tên là Thuần Vu Dao, vì cha mất sớm và mẹ tái giá với người khác, bà được một người họ Phó nhận nuôi dưỡng và đổi tên thành Phó Dao. Phó Dao ân cần và dịu dàng với Lưu Thích, lại còn biết cách hành xử khéo léo nên được mọi người trong hậu cung yêu mến. Không lâu sau khi được Lưu Thích sủng ái, nàng hạ sinh con trai và đặt tên là Lưu Khang. Đáng tiếc, đứa bé không phải trưởng nam của Lưu Thích.
Năm 49 trước Công Nguyên, Hán Tuyên Đế băng hà, Thái tử Lưu Thích nối ngôi, tức Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế lập Lưu Ngao làm Thái tử, do đó Vương Chính Quân trở thành Hoàng hậu. Còn Phó thị dù được sủng ái những chỉ được phong là Tiệp dư.
Trong thâm tâm Hán Nguyên Đế rất muốn lập Phó thị làm Hoàng hậu và đứa con ông yêu thương nhất là Lưu Khang trở thành Thái tử nhưng dưới sức ép của quần thần ông buộc phải để Lưu Ngao làm Thái tử.
Để bù đắp cho Phó thị, vài năm sau Hán Nguyên Đế lập ra vị trí Chiêu nghi dưới Hoàng hậu nhưng trên Tiệp dư, sau đó ông phong Phó thị làm Chiêu nghi.
Suốt thời gian Hán Nguyên Đế tại vị, Phó Chiêu nghi chưa bao giờ thỏa mãn với vị trí của mình, luôn muốn con trai trở thành Thái tử. Nhưng nàng không thể thay đổi cục diện này. Năm 41 trước Công nguyên, Lưu Khang được sắc phong thành Tế Dương vương, sau đổi thành Định Đào vương và cai quản Định Đào quốc.
Năm 33 trước Công nguyên, Hán Nguyên Đế băng hà, dưới sự giúp sức của các đại thần Thái tử Lưu Ngao vẫn có thể nối ngôi. Phó Chiêu nghi không còn cách nào khác phải theo con trai Lưu Khang đến thuộc quốc Định Đào quốc và được tôn thành Định Đào Thái hậu.
Không may Định Đào vương Lưu Khang mất sớm, toàn bộ tâm huyết của Phó thị buộc phải tập trung lên cháu nội Lưu Hân. Bà đã đích thân dạy dỗ và hoạch định tương lai cho cháu nội mới 3 tuổi.
Về phần Hán Thành Đế, sau khi lên ngôi ông không hề quan tâm đến chính sự mà ngày đêm sủng ái tỷ muội Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức. Chính họ đã khiến Hán Thành Đế tuyệt tự. Trong hoàn cảnh như thế, vì lợi ích quốc gia, Hoàng đế đã triệu cháu trai Lưu Hân và một người em của mình vào cung để chọn ra người kế vị.
Định Đào Thái hậu Phó thị lúc đó cũng về cung cùng cháu nội, bà lén dùng vàng bạc châu báu hối lộ cho Triệu Phi Yến để nói tốt cho Lưu Hân, đồng thời bà cũng kết giao với các đại thần. Chính vì vậy, Lưu Hân mới được lập làm Thái tử.
Năm 7 trước Công nguyên, Hán Thành Đế băng hà, Thái tử Lưu Hân lên ngôi, tức Hán Ai Đế. Ông tôn Triệu Phi Yến làm Thái hậu, tôn Vương Chính Quân làm Thái hoàng thái hậu và đồng thời đón tổ mẫu (bà nội) và thân mẫu vào cung.
Tuy nhiên, vì luật lệ nhà Hán chỉ có một Thái hậu và một Thái hoàng thái hậu nên Phó thị lúc đó không thể được tôn thành Thái hoàng thái hậu, chỉ có thể giữ vị hiệu khi còn ở Định Đào quốc. Sự việc này đã khiến triều đình bàn tán một thời gian.
Sau đó, Hán Ai Đế quyết định xin dâng thụy hiệu cho cha ruột Lưu Khang là Cung Hoàng. Dựa vào đó hạ chỉ tôn tước hiệu cho tổ mẫu và thân mẫu là Cung Hoàng Thái hậu và Cung Hoàng hậu.
Năm 5 trước Công nguyên, Cung Hoàng Thái hậu được tôn làm Đế Thái Thái hậu. Một năm sau tiếp tục được tôn thành Hoàng Thái thái hậu, tương đương với Thái hoàng thái hậu Vương Chính Quân.
Năm 2 trước Công nguyên, Phó thị qua đời và được cháu nội ban thụy hiệu Hiếu Nguyên Phó Thái hậu và hợp táng cùng Hán Nguyên Đế. Tuy nhiên, điều này đã khiến Thái hoàng thái hậu Vương Chính Quân tức giận vì không hợp quy chế chỉ có một Hoàng hậu được hợp táng với Hoàng đế.
Có thể nói, cuộc đời của Phó thị rất lận đận, dù được Hán Nguyên Đế sủng ái nhưng bà không thể có được vị trí Hoàng hậu. Thậm chí khi cháu nội trở thành Hoàng đế bà cũng không thể làm Thái hoàng thái hậu chân chính.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào