Nữ nhân triều Thanh được Hoàng đế Đạo Quang yêu thích nhưng bị thất sủng một cách bí ẩn, quãng đời còn lại chỉ có thể cô độc "trấn giữ" hậu cung
9 hình ảnh y học cổ xưa gây ám ảnh người xem / Ngỡ ngàng vẻ đẹp kiến trúc thời Trần từ Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan
Người xưa có câu, gần vua như gần hổ dữ, ở cạnh Hoàng đế có thể dễ dàng có được vinh hoa phú quý nhưng cũng có thể gặp rắc rối khôn lường. Đối với những nữ nhân vốn không có địa vị trong xã hội Trung Hoa xưa, nếu muốn thay đổi cuộc đời thì nhất định phải tiến cung, dựa vào sự sủng ái của Hoàng đế để có quyền lực và cuộc sống an nhàn.
Nhưng không phải nữ nhân nào bước vào hậu cung đều sẽ có được ân sủng từ Hoàng đế, hoặc nếu có được thì cũng không chắc sẽ kéo dài thời gian hạnh phúc đó.
Chẳng hạn như Lý Quý nhân của Hoàng đế Đạo Quang, bà vào cung từ năm 13 tuổi và may mắn có được sủng ái của Đế vương. Nhưng chưa đến 1 năm sau, bà đã phải bắt đầu sống cuộc sống cô độc hàng chục năm trời ở hậu cung.
Lý Quý nhân ra đời vào năm Đạo Quang thứ 7 (năm 1827), nhỏ hơn Hoàng đế 45 tuổi. Bà xuất thân từ Lý thị, một gia tộc không mấy nổi bật, phụ thân là Nội vụ phủ Lục khố Lang trungLý Thiện Bảo. Lý Thiện Bảo khi đó đã chủ động quyên tặng triều đình 6 vạn lạng bạc mới có thể có được một chức quan nhỏ, tăng thêm 2 phẩm cấp.
Dù gia thế bình thường nhưng với ngoại hình xuất chúng, bà đã được chọn tiến cung vào tháng 4 năm Đạo Quang thứ 20 (năm 1840) và được sơ phong Thường tại. Lúc đó, Hoàng đế Đạo Quang đặc biệt sủng ái mỹ nhân họ Lý, hầu như cả ngày đều cho phép Lý thị ở cạnh mình.
Tuy nhiên, không một ai dám tin vinh sủng của Lý thị lại có thể thay đổi nhanh chóng đến vậy. Trong lúc Lý thị cho rằng mình sẽ thăng tiến hơn nữa thì chưa đến 1 năm sau, bà đã bị Hoàng đế Đạo Quang giáng xuống bậc Đáp ứng, rút lại 2 cung nữ hầu hạ.
Về nguyên nhân tại sao Lý thị đột ngột bị giáng cấp thì không có bất kỳ tài liệu lịch sử nào ghi chép lại. Nhưng, trong lịch sử, Hoàng đế Đạo Quang nổi tiếng là người có tính tình thất thường, yêu cầu đối với phi tần rất nghiêm khắc và thường tùy ý thưởng phạt nữ nhân của mình mà không có lý do chính đáng và rõ ràng.
Dựa vào thông tin này, có thể suy luận được rằng Lý thị có lẽ đã chọc giận Hoàng đế và bị ông phạt giáng cấp.
Từ khi bị giáng thành Đáp ứng, Lý thị không còn cơ hội để phục vị hay tranh đoạt sủng ái nữa, bà chỉ có thể một mình "trấn giữ" tẩm cung lạnh lẽo của mình.
Về sau, năm Kiến Thân thứ 10 (năm 1861) Hoàng đế Hàm Phong đã tôn bà làm Hoàng khảo Thường tại. Đến khi Hoàng đế Đồng Trị lên ngôi, bà lại được tôn làm Hoàng khảo Quý nhân.
Năm Đồng Trị thứ 11 (năm 1872), Lý thị qua đời ở tuổi 45 vì bệnh nặng. Bà sau đó được tạm an ở Điền thôn, đến năm Đồng Trị thứ 12 (1873) mới được phụng an (chôn cất).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?