Nước lặng chảy sâu: Nhân vật "ẩn thân" giấu mình giỏi nhất Tam Quốc chính là người lợi hại nhất!
Vượt mặt Tào Tháo, Lưu Bị, đây là nhân vật trong Tam quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới hậu thế / Chỉ số AQ là điểm khác biệt lớn nhất giữa Tào Tháo và Lưu Bị: Tố chất quý cho người lập nghiệp
Lưu Bị và Tư Mã Ý là hai nhân vật giỏi giấu mình nhất thời kì Tam Quốc. Trước "ẩn thân" bao nhiêu, sau họ "trỗi dậy" mạnh mẽ bấy nhiêu.
Lưu Bị chắc mọi người đều đã rõ, xuất thân Hán thất, nhưng vẫn có thể bảo toàn được tính mạng trong thời loạn thế đó là bởi đi nương nhờ Công Tôn Toản, Đào Khiêm, Tào Tháo, Viên Thiệu và Lưu Biểu. Giai đoạn ly kỳ nhất là khi còn dưới trướng của Tào Tháo, Tào Tháo và các mưu sỹ vì nhìn ra tham vọng của Lưu Bị mà ngày ngày giám sát Bị. Trong trích đoạn "Uống rượu luận anh hùng", Lưu Bị bất lực chỉ có thể ngày ngày tưới nước thưởng hoa để khiến tào Tháo lơ là, có thể thấy cái "sợ" của Lưu Bị ở đây là để đổi lấy cơ hội.
Ảnh minh họa
Một người khác nổi tiếng với cái mác "hay sợ" đó chính là Tư Mã Ý. Tào Tháo vốn hay đã nghi, ông luôn cảnh giác với người xuất thân từ dòng tộc Tư Mã này. Tào Tháo sớm đã nhận ra Tư Mã Ý có chí anh hào, "nội kị nhi ngoại khoan, xai kị đa quyền biến", (ý muốn nói Tư Mã Ý trong lòng đố kị nhưng ngoài mặt lại luôn tỏ ra khoan dung với mọi người, hay nghi ngờ nhưng đủ linh hoạt để đương đầu với những thay đổi). Tào Tháo luôn lo lắng rằng Tư Mã Ý sẽ làm ảnh hưởng đến nghiệp xưng bá của mình, vì vậy trong hoàn cảnh đó, Tư Mã Ý luôn rất khiêm tốn, thận trọng, nhiều lần giả bệnh để qua mắt Tào Tháo.
Tào Tháo tấn công Viên Thiệu, trước khi xuất chinh hỏi Tuân Úc về Tào Tháo, câu trả lời của Tuân Úc chỉ vỏn vẹn bốn từ: "Nước lặng chảy sâu". Ý muốn nói nếu chỉ nhìn mặt nước bình lặng, sẽ không thể biết nước sâu đến mức nào, một người trông có vẻ trầm tĩnh, thật ra ẩn giấu bên trong là một biển trí tuệ, nói vui là "tẩm ngẩm tầm ngầm mà đánh chết voi", đối với Tuân Úc, Tư Mã Ý chính là một người như vậy.
Lại nói đến "Không thành kế" nổi tiếng, vào thời điểm đó, khi Nhai Đình thất thủ, Tư Mã Ý dẫn quân tấn công, "sợ" có mai phục nên lui binh, người đời ca ngợi Gia Cát Lượng dụng kế như thần, "Không thành kế" thành công dọa được Tư Mã Ý một phen, nhưng người đời lại không biết rằng đây là cái "sợ" đầy khôn ngoan của Tư Mã Ý. Tư Mã Ý dẫn theo mấy chục vạn quân, đối mặt với vài tên lính còn sót lại của Gia Cát Lượng, dù công thành có làm tổn thất hơn một nửa binh lính thì vẫn có thể truy sát được Gia Cát Lượng, cái khoản này có tính thế nào thì Tư Mã Ý cũng sẽ không lo bị thiệt, nhưng Ý lại quá thông minh, Ý biết rằng nếu Gia Cát Lượng chết, vậy thì Tào Tháo nhất định sẽ không dung nạp mình nữa, vì vậy "sợ" mà tha cho Gia Cát Lượng thực ra cũng là đang tha cho chính mình.
Luôn nhẫn nhịn, chịu đựng bị sỉ nhục, "sợ" đến cuối cùng, đến khi Tào Tháo vì đau đầu qua đời, Gia Cát Lượng ra đi quá mệt mỏi, thì lúc này, Tư Mã Ý mới trỗi dậy. Nhân lúc thiên tử Tào Phương và tướng Tào Sảng tổ chức nghi lễ bái tế đã phát động "sự biến lăng Cao Bình", giết chết đại tướng quân Tào Sảng, một lần nữa lên nắm quyền, trở thành người kết thúc thời kỳ loạn thế Tam Quốc và là người đặt nền móng cho nhà Tấn sau này.
Tỏ ra yếu thế không có nghĩa là không tài giỏi, chỉ là đang chờ cho mình một thời cơ thích hợp để trỗi dậy, vươn lên, "quân tử trả thù 10 năm chưa muộn" có lẽ là câu nói khá thích hợp trong tình huống này.
Kết luận: Phàm những người làm việc lớn đều là những người giữ được thái độ bình tĩnh, ứng biến bình thản, thận trọng trước mọi biến thiên của đời sống. Trước mọi tác động khách quan, luôn giữ cho mình tâm thái ung dung, giống như nước sâu dưới lòng biển lớn. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn nhưng những dòng nước ở bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong. Làm người cũng như thế, gặp phải chuyện lo lắng, việc khó khăn thì đều phải bảo trì một tâm thái bình tĩnh và tường hòa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo