Tào Tháo xưng Ngụy Vương, Tôn Quyền xưng Ngô Vương, vì sao Lưu Bị chỉ xưng Hán Trung Vương?
Nổi tiếng là gian hùng một thời, nhưng bạn có biết cuộc sống của Tào Tháo mộc mạc thế nào không? / Để lại di ngôn ứng nghiệm không sai một chữ, Lữ Bố khiến Tào Tháo "chết không nhắm mắt"
Tam Quốc (220-280) là giai đoạn lịch sử loạn lạc giữa thời Đông Hán và Tây Tấn, giai đoạn này được chia ra thống lĩnh bởi ba nhà nước Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô. Trong trận Xích Bích, Tào Tháo bị liên quân Tôn Lưu đánh bại, kiến lập nên mô hình chân vạc Tam Quốc. Tháng 4 năm Kiến An 21, tức năm 216, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp sắc phong Tào Tháo làm Ngụy Vương, ấp 3 vạn hộ, chức trên các chư hầu, tấu sự không cần xưng thần, nhận chiếu không cần bái. Công nguyên năm 220, sau khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi kế ngôi, ép Hán Hiến Đế thoái vị, từ đó chính thức xưng đế, lập nên vương triều Tào Ngụy.
Sau khi Tào Phi xưng đế, năm 222, Tôn Quyền được Ngụy Văn Đế Tào Phi phong làm Ngô Vương, công nguyên năm 229, Tôn Quyền xưng đế ở Vũ Xương, quốc hiệu "Ngô", còn gọi là "Đông Ngô" hoặc "Tôn Ngô". Cùng với đó, năm 219, Lưu Bị xưng Hán Trung Vương. Công nguyên năm 221, Lưu Bị xưng đế ở Thành Đô, chính thức lập nên Thục Hán.
Vậy, vấn đề ở đây là, thời kì Tam Quốc cuối triều Hán, vì sao Tào Tháo xưng Ngụy Vương, Tôn Quyền xưng Ngô Vương, Lưu Bị lại xưng Hán Trung Vương mà không phải là Thục Vương hay Hán Vương?
Vì sao Tào Tháo xưng Ngụy Vương?
Trước tiên, đối với Tào Tháo mà nói, sở dĩ xưng Ngụy Vương, nguyên nhân chủ yếu ở hai điểm. Một mặt, phong quốc (một kiểu chế độ bắt đầu từ thời Tây Chu, Trung Quốc) mà Tào Tháo kiến lập, sở dĩ lấy "Ngụy" làm quốc hiệu, nguyên nhân trực tiếp đó là bởi đô thành của nước này nằm ở quận Ngụy của Nghiệp Thành. Quận Ngụy là một quận từ thời Tây Hán tới đầu nhà Đường của Trung Quốc. Chữ Ngụy trong "Ngụy Vương" và "Ngụy quốc" có quan hệ trực tiếp tới "Ngụy" trong quận Ngụy. Vương hiệu của các chư hầu thời kì cổ đại phần lớn đều có quan hệ trực tiếp tới tên của nơi mà họ đóng đô.
Tào Tháo xưng Ngụy Vương
Mặt khác, vương hiệu của các chư hầu trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, một phần cũng được xuất phát từ tên gọi của các nước chư hầu thời kì Xuân Thu chiến quốc, chẳng hạn như Lý Thế Dân được phong là Tần vương, chữ "Tần" ở đây có mối quan hệ mật thiết với Tần quốc, một trong thất hùng thời Chiến quốc. Về danh xưng Ngụy Vương của Tào Tháo, cũng có quan hệ với Ngụy quốc, một trong thất hùng thời Chiến quốc. Ngụy quốc (403 TCN - 225 TCN), là một nước chưa hầu thời nhà Chu, là một trong thất hùng thời chiến quốc. Họ Cơ, Ngụy thị, thủy tổ là con của Chu Văn Vương, Tất Công Cao. Thời kì chiến quốc, biên cương Ngụy quốc bao gồm các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông (ngày nay) … Đối với Ngụy Vương Tào Tháo mà nói, biên vực được phong khá tương đồng với biên vực của Ngụy Quốc trong lịch sử, điều này khiến Tào Tháo sử dụng danh xưng "Ngụy" cho quốc hiệu và vương hiệu của mình.
Tôn Quyền vì sao xưng Ngô Vương?
Hoàng Võ năm 222, Tôn Quyền được Ngụy Văn đế Tào Phi sắc phong làm Ngô Vương, lập nên Ngô quốc. Đối với Tôn Quyền mà nói, sở dĩ xưng Ngô Vương, điều này có liên quan tới Ngô quốc thời Xuân thu chiến quốc. Ngô quốc, là nước chư hầu thời Chu, thủy tổ là bá phụ của Chu Văn Vương, Thái Bá, họ Cơ, lập địa ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang (khoảng thế kỉ 12 TCN – năm 473 TCN). Biên giới Ngô quốc bao gồm các tinh Giang Tô, An Huy (ngày nay), phía bắc Thái hồ tỉnh Chiết Giang, lưu vực Thái hồ là trung tâm của Ngô quốc. Vì vậy, rất rõ ràng rằng, biên vực thế lực của Tôn Quyền bao gồm biên vực của Ngô quốc năm đó, đây chính là lý do vì sao Tôn Quyền xưng là Ngô vương.
Tôn Quyền xưng Ngô Vương
Mặt khác, đứng từ góc độ nơi sinh, Tôn Kiên (155-192), tự Văn Thái, là người Hán, sinh ra tại Ngô quận Phú Xuân (ngày nay là khu vực Phú Dương, Hàng Châu, Chiết Giang). Tôn Kiên, Tôn Sách, Tôn Quyền, cả ba người họ đều là người Ngô quận. Kiến An năm thứ 3, triều đình phong Tôn Sách là Thảo nghịch tướng quân và tước phong Ngô hầu. Vì vậy, Ngô quận, Ngô hầu, cũng có thể là một trong những nguyên nhân Tôn Quyền xưng Ngô Vương.
Vì sao Lưu Bị xưng là Hán Trung Vương?
Công Nguyên năm 219, Lưu Bị đánh bại Tào Tháo tại Hán Trung, từ đó đoạt được khu vực này. Trên cơ sở này, Lưu Bị lập tức tiến vị Hán Trung Vương. Lúc này, Lưu Bị có trong tay ba quận Ích Châu, Hán Trung, Kinh Châu… lại lựa chọn xưng Hán Trung vương, đem lại cảm giác rằng Lưu Bị muốn phân cứ một phương, không muốn tiếp tục lý tưởng phò tá Hán thất nữa.
Nói về Hán Trung, Hán Trung quận không chỉ là nơi biên vực mà Lưu Bị vừa có được khi đánh bại Tào Tháo, mà nó còn cho thấy rằng Lưu Bị sẽ lấy nơi này làm căn cứ địa, từ đó tiến công ra cả Trung Nguyên. Hán Trung quận do Tần Huệ Văn Vương thiết lập, trị vì khu vực Nam Trịnh (nay là thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây), vì có con sông Hán Thủy chảy qua nên có tên gọi Hán Trung (nằm trong con sống Hán Thủy).
Lưu Bị xưng Hán Trung Vương
Đứng từ điểm này mà nói, xưng Hán Trung Vương sẽ hợp lý hơn so với xưng Thục Vương. Ngoài ra, danh xưng Hán Vương khi đó không thích hợp để dùng. Công nguyên năm 219, Tào Phi vẫn chưa phế Hán tự lập, mới chỉ là trên danh nghĩa, Lưu Bị vẫn là thần tử của vương triều Đông Hán, mà quốc hiệu của Đông Hán là "Hán", nếu vào năm 219 trực tiếp xứng "Hán Vương", hiển nhiên là sẽ rất gượng gạo, cũng khiến người khác có cơ hội công kích, chỉ trích cái "tâm" của Lưu Bị.
Vì vậy, xưng Hán Trung đế, không chỉ tránh được phiền phức mà còn cho thấy được chí hướng muốn phò tá Hán thất, có thể nói là nhất tiễn song điêu. Công nguyên năm 220, Tào Phi chính thức lật đổ nhà Hán tự lập tự cường, Đông Hán diệt vong, triều đình Tào Ngụy lên thay thế. Tất nhiên, Lưu Bị sẽ không ngồi trơ ra đó mà nhìn. Chương Cũ nguyên niên (năm 221), sau khi Tào Phi lên, Lưu Bị cũng ở Thành Đô xưng đế, quốc hiệu "Hán", niên hiệu "Chương Vũ", cộng với việc ở đất Ba Thục, để phân biệt với Tây Hán, Đông Hán, nên đã gọi nhà nước mình là Thục Hán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ