Nước suối trong vắt đột nhiên chảy ra từ ngọn núi, chuyên gia tới tìm nguyên nhân thì phát hiện 'những thứ khó tin'
Cả gan bán bảo vật đào được trong lăng mộ hoàng đế, 3 người nông dân tưởng 'đổi đời' - Ai ngờ! / Từ chối đào lăng mộ cháu trai Lưu Bang, 20 năm sau, đội khảo cổ "nuốt hận" trước cảnh tượng đau lòng!
Vào một ngày nọ, trên đỉnh núi Kỷ Vương Cố, thuộc thị trấn Tuyền Trang, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông đột nhiên xuất hiện 3 dòng suối trong vắt chảy xuống. Sau khi phát hiện ra 3 con suối, có người bạo dạn uống thử thấy mùi vị rất ngọt nên dân trong trấn đã dẫn nước về để ăn uống, tưới cây hàng ngày.
Bên dưới đỉnh núi, các chuyên gia tìm thấy vô số bảo vật quốc gia. Ảnh: Kknews.
Người dân địa phương còn đặt cho tên cho những con suối này là "Tích đáp tuyền". Ở nơi đầu nguồn con suối chính là đỉnh của ngọn núi, nó chia thành 3 dòng tựa như hình kim tự tháp.
Kho báu bên trong
Về nguồn gốc của ngọn núi thì không ai biết, họ chỉ biết rằng nó đã ở đây hàng nghìn năm trước. Theo truyền thuyết kể lại rằng, dưới đỉnh núi là một ngôi mộ với rất nhiều bảo vật quý giá.
Khi các chuyên gia tìm tới nơi, hóa ra phía bên dưới đỉnh núi có rất nhiều món đồ đồng cổ, càng đào xuống dưới, họ đã tìm thấy một lăng mộ cổ. Sau khi kiểm định chữ khắc trên các món đồ đồng, các chuyên gia khảo cổ kết luận rằng lăng mộ có niên đại từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (2.600 năm tuổi).
Một cuộc khai quật tỉ mỉ đã diễn ra, lăng mộ được chia thành một buồng chứa quan tài và một buồng chứa xe ngựa tách biệt. Bên trong lăng có tới hơn 200 món đồ bằng đồng, ngọc bích được chế tác dưới nhiều hình dáng độc đáo. Từ hình dáng lăng mộ và đồ tùy táng, các chuyên gia đánh giá, chúng đều là những món bảo vật quốc gia và quy cách mai táng là dành cho vua.
Ngôi mộ cổ được xây đục vào trong lòng của ngọn núi. Đáng mừng là ngôi mộ được bảo quản rất tốt, không hề có dấu hiệu bị trộm.
Các chuyên gia nhận định, theo phong thủy thì ngọn núi này không phải là bảo địa. Hơn nữa, do lăng mộ được xây ở vị trí khá dốc, khó tiếp cận nhất trên đỉnh núi Kỷ Vương Cố nên không kẻ nào dám liều mình trèo lên trộm mộ.
Một trong số những món đồ đồng cổ được trưng bày trong bảo tàng sau khi phục chế. Ảnh: Kknews.
Dựa trên các ghi chép trong cuốn "Nghi Thủy huyện chí", vào thời Xuân Thu, sau khi Kỷ vương bị mất nước đã chuyển tới Kỷ Vương Cố và sống ở đây.
Các chuyên gia cho rằng danh tính của chủ nhân lăng mộ là Kỷ Vương – một vị vua của một nước chư hầu thời Chiến Quốc. Có lẽ vì vậy nên ngọn núi mà đoàn khảo cổ tìm thấy bảo vật quốc gia mới được gọi là "Kỷ vương cố" suốt hàng nghìn năm qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc đưa người chết đi quanh làng như zombie
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
CLIP: Đụng nhầm con mồi không nên đụng, bồ nông nhận kết cục bi thảm
Những nhân vật tại Việt Nam sở hữu máy bay riêng
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
“Khách lạ” từ hành tinh khác mang thứ y hệt trên Trái Đất