Khám phá

Nuôi dã tâm lớn nên luôn kiêng dè cha con Tào Tháo nhưng đây mới thực sự là người khiến Tư Mã Ý chết vì sợ hãi

Tài năng của Tư Mã Ý không kém Gia Cát Lượng nhưng phẩm hạnh thì thua xa. Cả đời ông ta lúc nào cũng chỉ suy tính, tình cách soán ngôi Tào Ngụy. Có lẽ vì thế nên cuối cùng, Tư Mã Ý chết cũng chẳng vẻ vang.

Đối thủ "ngang cơ" Gia Cát Lượng và 3 sự thật ít người biết tới, Tam Quốc Diễn Nghĩa đã "dìm hàng" Tư Mã Ý quá nhiều! / Tại sao Tào Tháo không ra tay trừ khử dù đoán được Tư Mã Ý sẽ tạo phản?

So sánh cái chết của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý

Trong "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không từng náo loạn Địa Phủ, đốt sổ Sinh Tử, đẩy bản thân ra khỏi vòng luân hồi sinh tử, thoát khỏi sự khống chế của Ngũ hành, vượt ra ngoài Tam giới, thọ cùng đất trời, sáng cùng nhật nguyệt. Nhưng dù sao thì đây cũng chỉ là chuyện trong truyền thuyết.

Trong đời thực không ai có thể làm được như vậy, được sống mãi không già, tồn tại cùng đất trời. Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của cuộc sống, không có ngoại lệ. Ngay cả Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý, những người tài giỏi xuất chúng như vậy cũng không tránh nổi cái chết.

Tuy nhiên, dù "là người ai cũng phải chết", nhưng xét về khía cạnh nào đó, chết như thế nào cũng phản ánh giá trị nhân sinh.

Vào năm 234 sau Công nguyên, Gia Cát Lượng 54 tuổi xuất chinh Bắc phạt, ông đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và qua đời ngay trên chiến trường, tại gò Ngũ Trượng.

Từ biệt thế gian theo cách thức bi tráng như vậy đã khiến tên tuổi Gia Cát Lượng mãi được hậu thế kính trọng.

Nhưng đối thủ cũ của ông - Tư Mã Ý đã chết theo một cách hoàn toàn khác. Gia Cát Lượng khi còn sống đã cả đời cống hiến cho nước Thục, đến nỗi mới ngoài 50 tuổi đã lao lực mà sinh bệnh.

Nhưng Tư Mã Ý không như vậy, tài năng của ông không kém Gia Cát Lượng, nhưng phẩm hạnh thì kém xa vạn dặm, cả đời lúc nào cũng suy tính về địa vị quyền lực và lợi ích gia tộc, dốc hết âm mưu thủ đoạn soán ngôi Tào Ngụy.

Sau một khoảng thời gian dài nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, cuối cùng, Tư Mã Ý đã quyết định lật đổ chính quyền Tào Ngụy vào năm 249, khiến hoàng đế Tào Nguỵ chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.

Nuôi dã tâm lớn nên luôn kiêng dè cha con Tào Tháo nhưng đây mới thực sự là người khiến Tư Mã Ý chết vì sợ hãi - Ảnh 2.
Sau một khoảng thời gian dài nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, cuối cùng, vào năm 249, Tư Mã Ý đã thực hiện một cuộc lật đổ ngoạn mục, khiến hoàng đế nhà Nguỵ chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.

Từ đó, vị trí quyền lực nhất của Tư Mã Ý trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.

Chỉ vài năm sau khi giành được quyền lực từ Tào Sảng, năm 251 sau Công nguyên, 17 năm sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Tư Mã Ý lúc đó 73 tuổi cuối cùng cũng đi đến chặng cuối của cuộc đời.

Tháng 4 năm đó, Vương Lăng, một tướng trung thành với Tào Ngụy, chiếm đóng Thọ Xuân và dấy binh tấn công gia tộc Tư Mã. Tư Mã Ý đích thân dẫn quân viễn chinh dẹp loạn Vương Lăng và trở về triều sau thắng lợi.

Không lâu sau, Tư Mã Ý đã phải nằm liệt giường do tuổi già sức yếu, dù được cứu chữa bằng nhiều cách nhưng bệnh tình của ông vẫn ngày càng trầm trọng. Tư Mã Ý khi đó thường nằm mơ thấy Giả Quỳ và cuối cùng chết vì kinh sợ.

Giả Quỳ là ai mà có thể khiến Tư Mã Ý sợ hãi như vậy?

 

Giả Quỳ (174 – 228) vốn có tên là Giả Cù, tên tự là Lương Đạo, người huyện Tương Lăng, quận Hà Đông, tướng lĩnh cuối thời Đông Hán. Ông là quan viên, khai quốc công thần nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Người này có xuất thân bần hàn, gia cảnh nghèo khó.

Trong "Ngụy Lạc" có ghi, Giả Quỳ thậm chí còn không có nổi một chiếc quần bông vào mùa đông. Có một lần ông tá túc ở nhà thúc thúc của ông là Liễu Phù, sáng dậy liền lấy quần của thúc thúc mặc đi khiến Liễu Phù mấy ngày liền không thể ra ngoài.

Nuôi dã tâm lớn nên luôn kiêng dè cha con Tào Tháo nhưng đây mới thực sự là người khiến Tư Mã Ý chết vì sợ hãi - Ảnh 4.
Tranh vẽ nhân vật Giả Quỳ.

Giả Quỳ tuy nghèo nhưng có chí lớn, ông ước mơ lớn lên có thể bảo quốc an dân, làm nên đại sự. Khi chơi với những đứa trẻ hàng xóm, ông thường đóng vai đại tướng, cho lũ trẻ xếp hàng tập luyện, rất có quy củ khiến ai trông thấy cũng kinh ngạc.

Vào năm Kiến An thứ 9, Giả Quỳ làm quan huyện Mẫn Trì thuộc quyền quản lý của Tào Ngụy.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông cai quản đâu vào đấy, nhiều lần đánh đuổi bọn cướp, lập công trạng nổi bật và đã lọt vào tầm mắt của Tào Tháo.

 

Năm Kiến An thứ 11, Tào Tháo điều nhiệm ông làm Thái thú Hồng Nông, đồng thời khen ngợi ông "thiên hạ nhị thiên thạch (chỉ Thái thú) đều được như Giả Quỳ thì ta cần gì lo lắng nữa", điều này cho thấy ông có niềm tin rất lớn vào Giả Quỳ.

Năm Kiến An thứ 25, Tào Tháo chết vì bệnh ở Lạc Dương, tình hình nước Ngụy nhất thời rối ren, "Học sĩ và dân chúng lao dịch khổ nhọc, lại có bệnh dịch, quân sĩ thì rối loạn." Quân Thanh Châu trong đội quân Tào Ngụy thậm chí còn phát động cuộc đào tẩu quy mô lớn. Văn võ bá quan đều lo lắng không biết làm sao cho phải.

Giả Quỳ lúc đó là Gián nghị đại phu đã đứng lên giải quyết. Một mặt xoa dịu lòng dân, khuyên căn quân sĩ, một mặt sắp xếp chuyện tang sự của Tào Tháo. Mặt khác nhanh chóng phái người đến Nghiệp Thành để đón Tào Phi về Lạc Dương nối ngôi.

Nhờ ổn định được cục diện nước Ngụy, ông được Tào Phi tín nhiệm và trọng dụng, phong làm Quận thú Ngụy Quận, Dự Châu.

Nuôi dã tâm lớn nên luôn kiêng dè cha con Tào Tháo nhưng đây mới thực sự là người khiến Tư Mã Ý chết vì sợ hãi - Ảnh 6.
Hình ảnh nhân vật Tào Phi trên phim.

Giả Quỳ tính tình cương liệt ngay thẳng, được biết đến với sự thẳng thắn và dũng cảm. Quan lại phạm tội, Giả Quỳ không hề nể nả người đó có chống lưng lớn đến đâu, giết vẫn giết, giam vẫn giam, tuyệt không nể tình mà làm trái pháp luật.

 

Ngay cả khi Tào Phi có những lời nói và việc làm không đúng đắn, Giả Quỳ vẫn thường thẳng thừng khuyên ngăn, khiến Tào Phi càng nể ông gấp bội.

Tào Phi nhiều lần ca ngợi Giả Quỳ, đồng thời "tuyên cáo thiên hạ, lấy Dự Châu làm gương" khiến Ngụy quốc toàn dân đều học theo Giả Quỳ.

Giả Quỳ không chỉ là người phẩm hạnh cao quý, trung thành tận tâm mà còn xuất sắc trong cả hai phương diện là quân sự và chính trị.

Từ lâu, ông đã đảm nhiệm việc bảo vệ tuyến phòng thủ Giang Hoài ở biên giới giữa Tào Ngụy và Đông Ngô, nhiều lần chặn đứng quân của Tôn Quyền xâm lấn, uy chấn Đông Nam.

Vào năm 228 sau công Nguyên, Giả Quỳ lúc đó 55 tuổi qua đời vì bạo bệnh, dân chúng ở Dự Châu đã lập đền thờ ông, nhiều năm thờ cúng.

 

Giả Quỳ hơn hẳn Tư Mã Ý về phẩm đức, về năng lực cũng không thua kém ông ta, về danh tiếng và sức ảnh hưởng thì Tư Mã Ý không thể so sánh được, vậy nên ông được gọi là khắc tinh của Tư Mã Ý và trở thành nỗi sợ lớn nhất trong cuộc đời Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý được biết đến như một người có dã tâm, nhưng đến cuối cùng, lương tâm của ông cũng chưa mất. Trong suốt cuộc đời, ông luôn kính nể Giả Quỳ.

Sự trung thành và tài năng của Giả Quỳ khiến ông ta cảm thấy hổ thẹn, mà người xưa thì luôn có những suy nghĩ mê tín nhất định, nên Tư Mã Ý cũng sợ rằng hồn thiêng của Giả Quỳ sẽ tìm mình gây rối, cuối cùng sợ hãi mà chết, vậy cũng coi như chết chưa hết tội.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm