Ở Việt Nam loại gỗ được xem là “báu vật”, giá lên tới cả tỷ đồng, thương lái Trung Quốc săn lùng ráo riết
Chiếc bàn cũ kĩ bị vứt xó hóa ra lại là báu vật 400 tuổi làm từ gỗ sưa, được giới sưu tầm cổ vật Á - Âu ra sức truy lùng / Ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam được phủ kín bởi hàng trăm cây sao cổ thụ thuộc loại gỗ quý nước ta
Gỗ gù hương là một trong số những loại gỗ quý giá của nước ta. Trong đó tên gọi gù hương là cách gọi ở miền Bắc, còn ở miền Nam thì loại cây này được gọi là cây xá xị.
>> Xem thêm: Bình muối dưa của mẹ hóa ra là cổ vật quý giá hàng ngàn năm tuổi, chàng trai 'mừng hụt' vì không được bán đi
Ảnh minh họa.
Cây gù hương hay cây vu hương hoặc cây xá xị đều chỉ về tên gọi của cùng một loại cây thân gỗ lớn, có khả năng ra hoa thuộc họ Nguyệt quế. Loài cây này được biết đến lần đầu vào năm 1913, trong một mô tả khoa học của nhà thực vật học Henri Paul Lecomte.
>> Xem thêm: Xuất thân đặc biệt của đội an ninh hơn 200 'thị vệ' ở Tử Cấm Thành chuyên canh giữ bảo vật
Cây gù hương là loài cây đặc hữu của nước ta, rất ít quốc gia khác trên thế giới có được loài cây này. Cây có chiều cao trung bình khoảng 25m, cá biệt có nhiều cây sống cả trăm năm có chiều cao lên tới hơn 50m.
>> Xem thêm: Tại sao gà đẻ trứng hàng ngày? Tổ tiên của loài gà có thực sự là khủng long?
Cây gù hương được phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành từ Cao Bằng cho tới Quảng Ninh, hoặc ở trong miền Nam phân bố ở các tỉnh thành từ Quảng Nam cho tới Đà Nẵng.
>> Xem thêm: Trước khủng long, loài nào là lãnh chúa cai trị trái đất? Nghiên cứu khoa học có câu trả lời
Cây gù hương có rất nhiều lá dạng hình bầu dục, chiều dài lá từ 8-12cm, bề rộng 3-5cm. Phần chùy hoa mọc nhiều ở nách lá, khi nở hoa có màu trắng, mùi rất thơm. Hoa kết hạt có màu đen và chứa nhiều dầu, mùa hoa nở thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 4, cho ra quả vào tháng 7 đến tháng 8.
>> Xem thêm: Tại sao nước tồn tại trên trái đất? Nước được sản xuất như thế nào?
Loài cây độc đáo này có chứa rất nhiều tinh dầu thơm trong thân và lá cây, với thành phần chính đó là long não. Chính vì thế mà cây gù hương không hề bị mối mọt tấn công, gỗ bền đẹp và trường tồn với thời gian, vậy nên rất được ưa chuộng để khai thác phục vụ nhu cầu đóng đồ gỗ, bàn ghế, đồ mỹ nghệ,...
Ngoài ra cây có thể được chiết xuất tinh dầu phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như làm thuốc xua đuổi côn trùng, thuốc xoa bóp giảm đau, thuốc trị cảm mạo, cảm cúm. Rễ cây gù hương có thể dùng nấu lấy nước uống có khả năng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa,...
Chính vì những tác dụng “thần kỳ” của cây gù hương khiến cho nó trở thành mặt hàng hút khách, được nhiều người ưa chuộng tìm mua, trong đó có cả những thương lái tới từ Trung Quốc.
Có thời điểm gỗ gù hương “hot” tới mức được các thương lái Trung Quốc thu mua với mức giá từ hàng trăm triệu cho đến cả tỷ đồng mỗi khối gỗ. Những bộ bàn ghế làm từ gỗ gù hương vì thế mà có giá trị rất cao.
Mặc dù hot đến vậy, thế nhưng cây gù hương ở Việt Nam là loài cây nằm trong danh mục sách đỏ, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhà nước ra nghị định nhằm quy định cây gù hương nằm trong nhóm thực vật nguy cấp và cấm khai thác. Vì thế mà hiện người ta rất ít khi khai thác loại gỗ này nữa.
Gỗ gù hương quả thật xứng danh là một “báu vật” của núi rừng với nhiều công dụng hữu ích đối với đời sống và cả đối với sức khỏe con người. Chính vì vậy mà chúng ta cần ra sức bảo vệ để góp phần giúp loài cây này có thể phát triển nhiều hơn trong tương lai.
- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?