Ớn lạnh cảnh nữ chuyên gia dùng tay không khống chế rắn hổ mang hung dữ
Clip: Cuộc chạm trán giữa con lười với trăn anaconda “khủng” và cái kết ít ai ngờ / Clip: Hổ Bengal "chơi trốn tìm" với linh dương bò lam và cái kết ít ai ngờ
Sự việc xảy ra khi người phụ nữ họ Nee, sống tại tỉnh Ang Thong (Thái Lan), phát hiện một con rắn hổ mang chui vào nhà và lẩn trốn ở góc phòng. Bà Nee đã gọi điện cho lực lượng cứu hộ địa phương để nhờ giúp đỡ.
"Khi tôi vừa bước ra khỏi phòng tắm thì nhìn thấy con rắn hổ mang trườn vào nhà. Nó chui vào trốn trong góc nhà khiến tôi rất hoảng sợ. Tôi đã phải gọi lực lượng cứu hộ để nhờ giúp đỡ", người phụ nữ họ Nee chia sẻ.
Ảnh cắt từ clip.
Chuyên gia bắt rắn Ratha Tapianthong đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Khi Ratha đến nơi, con rắn hổ mang đã chui xuống dưới chuồng chó và cố thủ bên trong. Ratha đã di chuyển chuồng chó sang một bên để tiếp cận con rắn, lúc này con vật bỏ chạy vào góc nhà.
Ratha Tapianthong đã bình tĩnh nắm đuôi con rắn kéo ra ngoài. Con rắn sau đó phồng mang đầy đe dọa, nhưng Ratha vẫn nắm chặt đuôi con rắn và thản nhiên đùa giỡn với con vật.
Trong toàn bộ quá trình tìm kiếm, khống chế và bắt giữ con rắn độc, Ratha Taphianthong đều sử dụng tay không mà không cần dùng đến bất kỳ công cụ chuyên dụng nào, cho thấy Ratha đã rất tự tin vào khả năng của mình và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc khống chế rắn độc.
Chuyên gia này sau đó nhốt con rắn hổ mang vào bao tải và mang nó đến một khu vực cách xa con người sinh sống để trả tự do.
Con rắn trong đoạn clip được xác định là một cá thể rắn hổ mang Trung Quốc, hay còn gọi là rắn hổ mang Đài Loan, hổ mang bành… Loài rắn này được phân bố chủ yếu tại miền Nam Trung Quốc, miền bắc Việt Nam, đảo Đài Loan, một phần nhỏ Thái Lan và Malaysia.
Rắn hổ mang Trung Quốc có chiều dài thường từ 1,2 đến 1,5m, đôi khi có thể dài đến 2m, nhưng rất hiếm. Loài rắn này thích nghi nhiều môi trường sống khác nhau, bao gồm cả khu vực dân cư, nên rất dễ đụng độ với con người.
Rắn hổ mang Trung Quốc sở hữu nọc độc nguy hiểm, có khả năng gây chết người chỉ bằng một nhát cắn. Khi bị rắn hổ mang Trung Quốc cắn và không được cứu chữa kịp thời, nạn nhân sẽ bị đau nhức, xuất hiện hoại tử tại vết cắn, tức ngực, sốt cao, đau nhức toàn thân, khó thở… sau đó là tử vong.
Tại Thái Lan có hơn 220 loài rắn, trong đó có khoảng hơn 30 loài rắn sở hữu nọc độc chết người.
Có 4 loài rắn hổ mang khác nhau được phân bố tại Thái Lan (không kể rắn hổ chúa vì đây là loài rắn không thuộc chi rắn hổ mang thực sự), bao gồm rắn hổ mang một mắt kính (còn gọi là rắn hổ đất), rắn hổ mang phun nọc Sumatra, rắn hổ mang phun nọc Đông Dương (còn gọi là rắn hổ mèo) và rắn hổ mang Trung Quốc. Đây đều là những loài rắn sở hữu nọc độc chết người.
Một nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn (trụ sở tại Bangkok) cho biết mỗi năm có khoảng 7.000 người bị rắn cắn tại Thái Lan, khiến ít nhất 30 người thiệt mạng. Các loài hổ mang là thủ phạm gây ra số vụ rắn độc cắn nhiều nhất tại quốc gia này.
- Video: Ớn lạnh cảnh nữ chuyên gia dùng tay không khống chế rắn hổ mang hung dữ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lão nông đào giếng trong vườn phát hiện 102 kg vàng, tưởng phát tài kết cục nhận về gần 2 triệu đồng
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt, chim "sát thủ" xuất chiêu mổ mù mắt rắn độc
CLIP: Liên minh dũng cảm giữa sóc đất và cầy mangut, đập tan âm mưu xâm lược của rắn hổ mang hung dữ
Đập thuỷ điện lớn nhất thế giới có loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Nặng tới hơn 700 kg
Báu vật thất truyền được tìm thấy khi khai quật mộ Tào Tháo khiến giới khảo cổ sững sờ
Lão nông đào được củ sắn dây 400kg sau ngôi nhà cổ, hóa ra là kho báu tiền tỷ, lập tức giàu sau 1 đêm!