Ong bắp cày là loài côn trùng đầu tiên biết tính toán logic
Loài tôm lạ sống trong sa mạc: Cổ nhất hành tinh, 50 năm không có nước mà trứng vẫn nở tốt / Loài khủng long tí hon với đôi cánh giống như loài dơi hiện đại
Nếu A lớn hơn B và B lớn hơn C, thì A có lớn hơn C không? Đó là một câu đố đơn giản, trẻ em cũng có thể giải quyết. Trên thực tế, ngay cả động vật cũng đã chứng minh khả năng suy luận bắc cầu mà chúng ta sử dụng để trả lời những câu hỏi tương tự. Nhưng không có động vật không xương sống nào cho thấy khả năng này, cho đến khi chúng ta biết đến cái tên ong bắp cày.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho rằng ong bắp cày có thể sử dụng suy luận bắc cầu giống như con người để tìm ra mối quan hệ giữa nhiều thứ chưa được so sánh rõ ràng với nhau.
"Chúng tôi không nói rằng ong bắp cày đã sử dụng suy luận logic để giải quyết tất cả các vấn đề, nhưng dường như chúng sử dụng các mối quan hệ đã biết để suy luận về các mối quan hệ chưa biết.
Phát hiện của chúng tôi còn cho thấy rằng năng lực hành vi phức tạp có thể được định hình bởi môi trường xã hội trong đó các hành vi có lợi, thay vì bị giới hạn nghiêm ngặt bởi kích thước não”, nhà sinh vật học tiến hóa Elizabeth Tibbetts từ Đại học Michigan nói.
Tibbetts đã nghiên cứu ong bắp cày, hành vi và môi trường của chúng trong nhiều thập kỷ, khám phá ra những thứ như trí nhớ của chúng về những con ong bắp cày khác từ những lần gặp gỡ trước đó, và cách chúng trừng phạt những con ong bắp cày không thành thật về sự ngu ngốc của chúng.
Một nghiên cứu khác mà cô tham gia đã phát hiện ra cách thức ong bắp cày phát triển tầm nhìn tốt hơn để thu nhận các tín hiệu xã hội; bây giờ, trong cùng một hướng xã hội, Tibbetts cho thấy xã hội ong cũng có thể đã phát triển năng lực lý luận của mình cụ thể là suy luận bắc cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng