Ông lão đào được thanh kiếm khắc 3 ký tự đặc biệt nhưng lại đem về làm bếp, người dân phỏng đoán: Là Thượng phương bảo kiếm?
Nam Kinh phát hiện một lăng mộ của 1 nam, 34 nữ; bên trong cất giữ bảo vật khiến các chuyên gia vừa nhìn thấy liền cảm động cay khóe mắt / Bảo vật 'ngủ quên' trong Tử Cấm Thành: 'Ông trùm' ra giá bằng 10 chiếc Mercedes nhưng vẫn bị từ chối
Vào mùa thu năm 2010, trong một buổi sáng ra đồng làm ruộng, một người nông dân sống ở thị trấn Cao Quan, huyện Thành Khẩu, thành phố Trùng Khánh tình cờ đào ra một số vật đã bị gỉ sét. Sau khi lau sạch bụi bẩn trên bề mặt, nhận thấy vật thể kim loại trông giống như một thanh kiếm nên ông đang mang về nhà.
Trở về nhà, ông lão cũng chỉ vứt thanh kiếm một góc, bẵng đi một thời gian thì hoàn toàn quên mất việc sự tồn tại của thanh kiếm. Cho đến một hôm dọn dẹp lại bếp, ông lão mới nhớ đến thanh kiếm và mang nó ra mài.
Sau khi lớp gỉ của thanh kiếm mòn đi, có 3 ký tự hiện ra, do không biết chữ nên ông cụ cũng không để ý nhiều. Ông còn mài cạnh của thanh kiếm cho sắc và sử dụng nó như một dụng cụ nhà bếp.
Thanh kiếm mà ông lão tìm thấy (Nguồn: Sohu)
Nguồn gốc của thanh kiếm được lan truyền ngày càng rộng, một số người xem qua ký tự trên đó và nói rằng thanh kiếm này được sử dụng bởi Trương Hiến Trung - người lãnh đạo khởi nghĩa nông dân cuối đời nhà Minh , sau khi thất bại ở Tứ Xuyên, ông đã lưu lạc đến Trùng Khánh, nên khả năng cao thanh kiếm này là của ông.
Có người đồn đoán đây là thanh kiếm do hoàng đế nhà Thanh ban thưởng, trị giá lên tới hơn 1 triệu NDT. Trước những tin đồn thất thiệt, ông cụ vẫn rất bình tĩnh.
Vài tháng sau, cán bộ phòng di tích văn hóa huyện Thành Khẩu về các vùng nông thôn để tiến hành tổng điều tra di tích văn hóa, câu chuyện ông cụ đào được thanh kiếm đã thu hút sự chú ý của họ.
Ba ký tự được khắc trên thanh kiếm (Nguồn: Sohu)
Các chuyên gia phát hiện trên thanh kiếm có khắc ba ký tự cổ: Thanh long kiếm. Thanh kiếm đúc bằng đồng đỏ - một loại đồng có giá trị rất cao.
Dựa vào cách chế tạo khá đơn giản và 3 ký tự trên kiếm, các chuyên gia kết luận: Nó không thuộc sở hữu của Trương Hiến Trung đồng thời cũng không phải thanh kiếm được hoàng đế ban tặng. Đây đơn giản chỉ là một thanh kiếm rất phổ biến dưới thời nhà Đường.
Thanh kiếm này giá trị không quá cao nhưng lại đóng vai trò quan trọng cho quá trình nghiên cứu lịch sử của địa phương về sự phát triển của các loại vũ khí. Sau khi được các nhân viên thuyết phục, ông cụ đã bàn giao thanh kiếm cho cơ quan chức năng để cổ vật được bảo quản tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào