Ong sát thủ vô tình 'chỉ điểm' giúp tiêu diệt 1.500 ấu trùng non
Cái chết oan nghiệt của Trân phi dưới tay Từ Hi Thái hậu: Ám ảnh với cảnh vớt xác lên từ dưới giếng / Tiểu sử vua Càn Long: 4 bí quyết trường sinh "kỳ lạ"
Hôm 11/8, Sở Nông nghiệp Bang Washington (WSDA) nhận tin báo của người dân về một con ong bắp cày châu Á tấn công một tổ ong gần Blaine.
Nhờ đó, các nhân viên WSDA bắt được con ong bắp cày khổng lồ này cùng 2 đồng loại của nó và gắn thẻ chúng.
Một con ong trong số này dẫn họ tới một tổ ong cách đó 400 m. Tổ này nằm trong gốc của một cây gỗ trăn chết mục ở Whatcom và cách tổ ong bị tiêu diệt tháng 10/2020 khoảng 2 km.
Các nhân viên WSDA sau đó hút ra 113 con ong bắp cày trong tổ và bắt thêm 67 con ong khác trong cùng khu vực bằng lưới.
Họ tiếp tục loại bỏ chỗ gỗ mục nát ở gốc cây, đào sâu vào bên trong và phát hiện 1.500 ấu trùng ong đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau.
Mặc dù hài lòng với đợt triệt phá mới, nhưng nhà côn trùng học Sven Spichiger quản lý WSDA cảnh báo vẫn còn nhiều tổ ong bắp cày chưa được phát hiện.
"Chúng tôi hy vọng có thể tìm thấy trước khi chúng sinh sản. Thông tin mà người dân cung cấp có thể là manh mối quan trọng dẫn chúng tôi tới tổ ong", ông này cho hay.
Ong bắp cày châu Á hay còn được biết đến với tên gọi "ong sát thủ' có khả năng quét sạch các đàn ong thông thường trong vài giờ, đoạt mạng một con ong trong 14 giây.
Phần vòi chứa chất độc thần kinh của chúng đủ dài và khỏe để đâm thủng các bộ đồ bảo hộ chống ong đốt. Theo các nghiên cứu, nọc độc của loài ong này có thể dị ứng nghiêm trọng và suy đa tạng, dẫn tới thiệt mạng.
Tại Nhật Bản, lũ ong bắp cày đoạt mạng của 50 người mỗi năm.
Cuối mùa hè, đầu mùa thu là thời điểm ong bắp cày bắt đầu nuôi dưỡng các ấu trùng. Tới mùa đông, chúng sẽ phân tán tới trú ẩn trong lòng đất và hình thành tổ mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?