Phạm cùng 1 lỗi chí mạng với cả Tư Mã Ý và Lưu Bị, Tào Tháo cay đắng tạo cơ hội cho gia tộc Tư Mã vùng lên
Quan Vũ và Trương Phi chưa từng học võ, tại sao võ công lại phi phàm đến vậy? / Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, Lưu Bị dùng kiếm, Quan Vũ dùng đao: Bí mật đằng sau cách chọn vũ khí này là gì?
Ảnh minh họa
Tục ngữ Trung Quốc có câu: "Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá".
Câu này có nghĩa là con người không phải là thánh nhân, làm gì có ai là người không bao giờ mắc sai lầm.
Ngay như Tào Tháo, bản thân ông được đánh giá là một gian hùng dưới thời Tam Quốc, dã tâm vô cùng lớn nhưng cũng không tránh khỏi sai lầm chí mạng.
Sai lầm đó của Tào Tháo là gì? Theo đánh giá của trang Qulishi, lỗi chí mạng của người đứng đầu tập đoàn Tào Ngụy chính là giết trọng thần, thả tiểu nhân.
Trước tiên là cách đối xử với Tư Mã Ý.
Tào Tháo đã không giải quyết mối lo lắng lớn nhất này cho con trai, và việc này đã gián tiếp quyết định đến việc thiên hạ của nhà họ Tào không tránh khỏi thảm cảnh bị cướp đoạt sau này.
Mặc dù Tào Tháo để lại lời căn dặn con cháu phải cẩn thận Tư Mã Ý, nhưng suy cho cùng, gia tộc học Tào cuối cùng vẫn không đấu lại được gia tộc họ Tư Mã, mười năm sau đó, giang sơn của nhà họ Tào đã bị cướp mất.
Ở phương diện đối nhân xử thế, Tào Tháo tự tay thả Lưu Bị, một kẻ từ đầu đến cuối là một nguỵ quân tử vốn phải diệt trừ.
Lưu Bị cũng có thể xem là một nhân sĩ thành công, dựng nên cơ đồ từ hai bàn tay trắng, tiện thể dựa vào một danh hiệu mà có được hai đại tướng là Quan Vũ và Trương Phi.
Tào Tháo biết sự thật vẫn lựa chọn nuốt giận, dù cho những mưu sĩ thân tín như Quách Gia đều khuyên nhủ ông đừng thả người, Tào Tháo vẫn lựa chọn tha cho Lưu Bị.
Tuy nhiên trong vòng mười năm sau, Tào Tháo đã ý thức sâu sắc được sự ngu dại của mình. Đầu tiên là trận đại chiến Xích Bích, sau là đại chiến Hán Trung, tất cả đều kìm kẹp, khiến Tào Tháo chôn chân tại chỗ, không thể tiến thêm bước nào.
Thả Lưu Bị đi đã đành, Tào Tháo còn giết chết thuộc hạ của mình là Lã Bố.
Trong thời buổi loạn lạc, ai ai cũng đều bị ảnh hưởng bởi thời đại. Trong thời đại thay đổi thất thường ấy, Lã Bố chắc chắn cũng không thể ngoại lệ. Thế nhưng "đau" ở chỗ, Lã Bố bị Lưu Bị ngầm giở trò, cuối cùng bỏ mạng dưới tay Tào Tháo.
Nếu đã là một nhân vật Lưu Bị muốn loại trừ, vậy thì Lã Bố chắc chắn là một nhân tài đáng gườm. Trên thực tế, Lã Bố là "chiến thần", có thể gọi là "võ thần" ở phương diện đánh trận, nhưng cuối cùng đã mất mạng chỉ vì sự thiếu kiên định của Tào Tháo.
Những sai lầm chết người này đã góp phần viết nên đoạn mở đầu cho việc gia tộc Tư Mã vùng lên về sau này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ