4 mãnh tướng Tào Tháo cả đời chinh chiến rất 'thèm khát' - ngoài Quan Vũ là những ai?
Trương Phi chết uổng vì quát nạt binh sĩ và bài học sâu sắc cho hội công sở không biết kiềm chế cơn giận / Nhan Lương đánh bại Từ Hoảng trong 20 hiệp, vì sao Quan Vũ không thể? Lý do rất đơn giản
Thành công không thể một sớm một chiều mà đạt được. Thay vào đó, một người muốn thành công cần phải đánh bại các đối thủ mới có thể giành được chiến thắng. Đây là một thực tế trong Tam quốc (220 – 280), thời kỳ đầy hỗn loạn giữa 3 nước Ngụy – Thục – Ngô trong lịch sử Trung Quốc.
Là nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng thời Tam quốc, đồng thời là người lập nên chính quyền Tào Ngụy, Tào Tháo không phải là người bất khả chiến bại. Thực tế Tào Tháo (155 - 220) cũng từng là kẻ yếu trước những nhân tài này.
Dù hỗn loạn nhưng Tam Quốc lại là một trong những thời kỳ xuất hiện nhiều anh hùng, nhân tài hiếm có. Trong cuộc đời chinh chiến khắp nơi của mình, Tào Tháo từng gặp gỡ và có cơ hội đụng độ với rất nhiều đối thủ. Nhưng những người được ông thực sự nể trọng thì chỉ có 4 người. Họ là những ai?
Quan VũQuan Vũ từng được Tào Tháo tặng ngựa Xích Thố.
Quan Vũ (158 – 220), tự Vân Trường, là một vị tướng nổi tiếng vào những năm cuối của nhà Đông Hán và thời Tam Quốc.
Tào Tháo đối với Quan Vũ vừa nể trọng vừa có phần cảm mến. Tận mắt chứng kiến Quan Vũ chém đầu Hoa Hùng (tướng của Đổng Trác), Tào Tháo biết võ công của Quan Vũ rất cao và là người trung thành. Điều này khiến Tào Tháo rất cảm mến Quan Vũ và nhiều lần ngỏ ý muốn chiêu mộ.
Trước đại chiến Xích Bích, vào năm 200, khi Tào Tháo tiến đánh Từ Châu, mấy ngàn quân của Lưu Bị không chống nổi. Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc, Trương Phi chạy về Nhữ Nam. Cùng đường, Quan Vũ buộc phải đầu hàng Tào Tháo và theo về Hứa Xương. Để thuyết phục Quan Vũ đầu hàng, Tào Tháo đã chấp nhận "ước pháp tam cương" (hay còn gọi là giao hẹn 3 điều).
Ngoài ra, không chỉ tặng rượu ngon, vàng bạc, mỹ nữ mà ngay cả ngựa Xích Thố (tuấn mã nổi tiếng thời Tam Quốc) mà trước kia Lã Bố từng cưỡi cũng được Tào Tháo tặng cho Quan Vũ. Thế nhưng Quan Vũ vẫn có ý muốn rời đi. Biết tin, Tào Tháo không những không giận mà lại càng thêm nể trọng Quan Vũ.
Lã BốLã Bố là vị tướng luôn khiến Tào Tháo phải đề phòng.
Lã Bố (164 - 199) được coi là một trong những danh tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, đồng thời cũng là một đối thủ mạnh của Tào Tháo. Thực lòng Tào Tháo cũng rất "thèm khát" tài năng của Lã Bố.
Chỉ có điều, do chứng kiến quá trình chiến đấu hiểm nguy của Lã Bố nên Tào Tháo luôn có những lo sợ và đề phòng. Vì vậy, khi Lã Bố muốn xin đầu hàng, Tào Tháo đã lưỡng lự rất lâu vì Lã Bố từng trở mặt giết Đinh Nguyên và Đổng Trác. Cuối cùng, Tào Tháo đã sai quân sĩ giết chết Lã Bố.
Mã SiêuMã Siêu từng nhiều lần đánh bại Tào Tháo trên chiến trường.
Mã Siêu (176 – 222), là con trai trưởng của Mã Đằng ở huyện Mậu Lăng, vùng Lũng Môn (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây). Ông được coi là một trong những võ tướng nổi danh cuối thời Đông Hán và đầu thời kỳ Tam Quốc.
Vào năm 211, Mã Siêu bất ngờ bị Tào Tháo khép vào tội làm phản. Kết quả, sau khi chịu thất bại ở trận Đồng Quan, họ Mã đành phải chịu thảm án tru di tam tộc. Lúc bấy giờ chỉ có Mã Siêu và người em trai Mã Đại là may mắn sống sót.
Mã Siêu rất dũng cảm và nhiều lần đánh bại Tào Tháo trên chiến trường, thậm chí còn phải bỏ chạy. Từng suýt mất mạng nên khi nhắc đến Mã Siêu, Tào Tháo từng nói rằng: "Thằng ranh họ Mã không chết, ta chết không có đất mà chôn". Từ đây có thể thấy rằng Tào Tháo rất kiêng dè Mã Siêu.
Mã Siêu thiện chiến và quả nhiên là kẻ thù không đội trời chung của Tào Tháo. Bản thân Tào Tháo cũng đánh giá rất cao về sức chiến đấu cùng khả năng thống lĩnh của Mã Siêu. Đáng tiếc, cuối cùng Mã Siêu lại chọn về với Lưu Bị.
Chu DuChu Du nổi tiếng với tài thao lược quân sự ở trận Xích Bích.
Chu Du (175 - 210), tự Công Cẩn, là danh tướng và là khai quốc công thần của nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Không chỉ có tướng mạo khôi ngô, Chu Du còn nổi tiếng là một người biết "điều binh khiển tướng".
Nếu như 3 vị tướng trên khiến Tào Tháo nể trọng, kiêng dè về khả năng võ nghệ thì Chu Du lại là chiến lược gia quân sự có nhãn quan tuyệt vời. Ông nổi tiếng với chiến thắng ở trận Xích Bích trước đại quân của Tào Tháo, từ đó giúp phân định cục diện của Tam quốc. Tiếc rằng, chỉ 2 năm sau trận Xích Bích, Chu Du qua đời ở tuổi 36.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm