Phát động binh biến, Tư Mã Ý chỉ nói 1 câu đã khiến Tào Sảng chấp nhận khoanh tay chịu trói: Rốt cuộc Tư Mã Ý đã nói gì?
Nhân vật Tam quốc mưu thắng Tư Mã Ý, võ công áp đảo Triệu Vân nhưng lại bị "Tam quốc diễn nghĩa" bóp méo thê thảm / Hé lộ 2 cao thủ kiếm pháp vô địch thời Tam Quốc: ‘Sốc’ với vị trí số 1
Mùng 6 tháng 1 năm thứ 10 Chính Thủy (5-2-249), thiếu đế Tào Phương của nước Nguỵ rời đô thành Lạc Dương, tế bái mộ của Nguỵ Minh Đế tại lăng Cao Bình.
Anh em Tào Sảng lúc bấy giờ đang độc chiếm quyền hành, họ cùng một đám thân tín đều đi theo hộ tốn Tào Phương.
Chẳng ngờ, tới khi Tào Phương, Tào Sảng rời Lạc Dương, Tư Mã Ý ngay lập tức lấy danh nghĩa Quách Thái hậu cho phong tỏa cổng thành Lạc Dương, liệt kê tội ác của Tào Sảng với Tào Phương, phát động chính biến quân sự. Sử gọi là "Sự biến lăng Cao Bình".
Tư Mã Ý phái người thông báo cho Tào Sảng, khuyên ông mau chóng nộp vũ khí đầu hàng, vậy thì vẫn còn đường sống, như Tư Mã Ý có nói "chỉ miễn chức quan mà thôi, xin lấy sông Lạc ra thề."
Ở trong tình huống đó, Tào Sảng đã do dự rất lâu, cuối cùng quyết định đầu hàng.
Thế nhưng, sau khi anh em Tào Sảng về tới Lạc Dương, họ nhanh chóng bị Tư Mã Ý xử lý. Tư Mã Ý dùng tội danh đại nghịch bất đạo, bắt ba anh em Tào Sảng, Tào Hi, Tào Huấn, cùng những thân tín như Hà Yến, Đặng Dương, Đinh Mật, Tất Quý, Lý Thắng, Hoàn Phạm tống vào tù, xử tử toàn bộ những người này, đồng thời chu di tam tộc.
Khi nhìn lại giai đoạn lịch sử này, rất nhiều người xót xa nói rằng: Nếu như ban đầu Tào Sảng không lựa chọn đầu hàng, mà nghe theo lời Đại tư nông Hoàn Phạm, chọn ra sức chống lại, ép Nguỵ Đế đến Hứa Xương, chưa chắc đã rơi vào kết cục thê thảm bị chu di tam tộc.
Năm đó, Tào Tháo cưỡng ép Hán Hiến Đế tới Hứa Xương, có được địa vị "ép thiên tử lệnh chư hầu", mở ra thời kỳ "vâng lệnh thiên tử hiệu lệnh thần tử bất tuân", không hẳn không phải là một kinh nghiệm có thể bắt chước.
Thế nhưng, Tào Sảng thật sự có thể bắt chước kinh nghiệm của Tào Tháo ư? Đáp án không được lạc quan như vậy, bởi lẽ:
1. Năng lực cá nhân của Tào Sảng không bao giờ có thể đặt ngang hàng với Tào Tháo
Tào Tháo mới còn trẻ đã bộc lộ tài năng, rất nhiều người từng khen ngợi ông.
Kiều Huyền người nước Lương từng nói với Tào Tháo rằng: "Thiên hạ sẽ trở nên loạn lạc, nhân tài kiệt xuất cũng chẳng cứu vãn nổi. Người ổn định được thiên hạ, lẽ nào không phải Tào Tháo?"
Hứa Thiệu nhận xét Tào Tháo là "gian tặc thời thái bình, anh hùng thời loạc lạc." Khi Tào Tháo ép Hán Hiến Đế đến Hứa Xương, ông đã chém giết, mở ra một con đường huyết mạch từ thời Đông Hán loạn lạc, trở thành kiêu hùng cát cứ một phương.
Còn Tào Sảng vốn có danh "tướng quân bị thịt", ông được trao vai trò nhiếp chính cùng Tư Mã Ý sau khi Nguỵ Minh Đế Tào Duệ qua đời, hoàn toàn là bởi ông may mắn sinh ra trong nhà họ Tào.
Năm 244, để lập được chiến công, Tào Sảng tự ý chỉ huy bảy vạn đại quân chinh phạt Thục Hán. Thế nhưng, dưới sự chỉ huy tệ hại của ông, bảy vạn đại quân đi sâu vào biên giới của Thục Hán, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Quân Tào gian khổ chiến đấu lâu ngày, phải trả một cái giá vô cùng nặng nề mới rút quân được.
2. Tào Sảng không có được sự ủng hộ của trọng thần trong triều đình
Sau khi Nguỵ Minh Đế Tào Duệ qua đời, Tào Sảng chèn ép Tư Mã Ý, lộng quyền, đắc tội rất nhiều người. Khi ông rơi vào cảnh khốn cùng vì "Sự biến lăng Cao Bình", ngoài anh em ruột thịt và vài thuộc hạ trung thành, gần như không có ai đứng về phía ông.
Còn trong triều đình, những thành viên của dòng họ Tư Mã như Tư Mã Phu, Tư Mã Sư hiển nhiên sẽ đứng về phía Tư Mã Ý, ngay cả những trọng thần trong triều đình như Tư đồ Cao Nhu, Thái bộc Vương Quan, Thái uý Tưởng Tế đều ủng hộ Tư Mã Ý.
Cao Nhu giúp Tư Mã Ý tiếp quản quân đội của Tào Sảng, Vương Quan dùng chức quyền Trung lĩnh quân tiếp quản quân đội trực thuộ của Tào Hi, Tưởng Tế khích lệ tự tin của Tư Mã Ý khi ông do dự: "Không sao, cứ yên tâm làm!"
3. Tào Sảng rất khó triệu tập đủ nhân mã tới Hứa Xương
Lý do là bởi "Sự biến lăng Cao Bình" xảy ra quá mức đột ngột, Tào Sảng chỉ có vài ngàn binh sĩ địa phương giữ vai trò canh phòng ở lăng Cao Bình, số binh sĩ ít ỏi này hoàn toàn không đủ đánh, chứ đừng nói là đưa tới Hứa Xương.
Vết xe đổ của người đi trước là, khi Quan Vũ thất bại tại Mạch Thành, trong tình huống không phải đánh trận, mấy vạn người ngựa cũng vừa đi vừa rơi rớt lại, cuối cùng chỉ còn hơn mười kỵ binh.
Vậy nếu như lấy danh nghĩ của Thiếu Đế Tào Phương phát động chiếu Cần vương thì sẽ như thế nào?
Chúng ta có thể tưởng tượng xem, khi một tướng quân nắm trong tay quân đội hùng hậu, đồng thời nhận được chiếu chỉ Cần vương từ thiếu đế Tào Phương và Quách Thái hậu, ông ta sẽ lựa chọn thế nào?
Một tướng quân thông minh chắc chắn sẽ giữ thái độ xem chừng, đồng thời sẽ cử người đi làm rõ thực hư. Hiển nhiên, trong thời gian ngắn, Tào Sảng không trông chờ được vào quân đội cần vương.
Nói tóm lại, sau khi Tào Sảng gặp "Sự biến lăng Cao Bình", không phải ông chưa từng nghĩ tới việc dấy binh chống lại, nhưng tất cả mọi người đều không giúp ông, còn khuyên ông đầu hàng, ông còn có thể làm thế nào được?
Dấy binh chống lại, chắc chắn là con đường chết; còn nộp vũ khí đầu hàng, ít nhất còn có một tia hy vọng, nếu như lời thề của Tư Mã Ý được như sông Lạc chảy mãi không ngừng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào