Phát hiện 2 "thế giới đã mất" ẩn mình dưới Nam Cực
Clip: Báo hoa mai điên cuồng tấn công linh cẩu háu ăn, chiến thắng bất ngờ ở phút cuối / Clip: Thấy bữa ăn ngon lành dưới nước, linh cẩu định ăn trộm thì bị 'bóng đen' lao đến
Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, kết quả phân tích địa thời học và trầm tích học của lõi khoan lấy từ thềm biển Amundsen ở Tây Nam Cực đã tiết lộ về hai "thế giới đã mất" đầy bất ngờ.
Thế giới đầu tiên, được thể hiện thông qua lớp trầm tích sâu có niên đại từ giữa kỷ Phấn Trắng, tức khoảng 85 triệu năm trước.
Đó là một lớp trầm tích chứa đầy dấu vết hóa thạch của vô số động thực vật kỳ lạ, hiện nay đã không còn tồn tại trên địa cầu.
Ngoài các hóa thạch căn bản, bào tử và phấn hoa được giữ chặt trong băng cũng tiết lộ về một khu rừng mưa ôn đới từng ngự trị ở miền đất nay là băng hà vĩnh cửu.
Phát hiện này là bằng chứng xác thực về một giả thuyết cho rằng vào thời đại mà loài khủng long còn sinh sống, đã có thời điểm Trái Đất nóng nực hơn - ít nhất ở phía Nam - và Nam Cực ngày nay là một miền đất ngập đầy sự sống.
Lớp trầm tích thứ hai, nông hơn, lưu giữ bằng chứng về một thời kỳ xanh tươi khác thuộc thế Thủy Tân (55,8-33,9 triệu năm trước) của kỷ Cổ Cận, là kỷ ngay sau kỷ Phấn Trắng, khi loài khủng long đã tuyệt chủng.
Những gì được trầm tích lưu giữ cho thấy Nam Cực thế Thủy Tân vẫn là một đồng bằng sông rộng lớn, với tải lượng chất hữu cơ lớn, cho thấy nhiều động thực vật đã sinh sống nơi đây vào thời kỳ đó.
Đồng bằng sông cổ đại đó có "xương sống" là một hệ thống sông khổng lồ, chảy từ dãy núi xuyên Nam Cực đang dâng cao vào biển Amundsen.
TheoHeritage Daily,trước đó các nhà khoa học từng biết đến về một thời kỳ không bị bao phủ bởi băng hà khác của Nam Cực, thông qua chuyến thám hiểm Terra Nova không may mắn vào năm 1910–1913.
Chuyến thám hiểm đã phát hiện ra hóa thạch từ cây Glossopteris, một chi dương xỉ hạt đã tuyệt chủng trong thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Nhị Điệp, xảy ra khoảng 252 triệu năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Con khỉ nghịch ngợm, cầm rắn hổ mang chơi như thú cưng nhưng cái kết mới khiến người xem giật mình
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
Bà lão dọn dẹp nhà cửa tìm thấy cổ vật ngàn năm, bàng hoàng phát hiện gốc tích tổ tiên không hề tầm thường
CLIP: Đi lạc vào địa bàn của sư tử, ngựa vằn con chết thảm