Phát hiện quái vật đầm lầy khổng lồ, cổ đại hơn cả khủng long
Nền y tế đáng kinh ngạc của Ai Cập: Từ 4.000 năm trước đã thực hiện phẫu thuật điều trị ung thư não? / 7 địa điểm nguy hiểm trên thế giới, 'chết chóc' luôn rình rập nếu bạn sơ hở
Theo Science Alert, một nhóm chuyên gia quốc tế đã tìm thấy hóa thạch của một loài quái vật chưa từng biết ở hành hệ Gai-As thuộc Namibia, trong tư thế vắt vẻo trên một mỏm đá.
Phần hóa thạch gồm một hộp sọ khổng lồ đi kèm với một đoạn xương sống, đủ để các nhà khoa học tái hiện lại vẻ ngoài vô cùng đáng sợ của sinh vật.
Các cuộc phân tích sau đó đã xác định con quái vật thuộc về một loài hoàn toàn mới, được đặt danh pháp khoa học là Gaiasia jennyae.
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, loài này sinh sống vào khoảng 280 triệu năm trước, tức thuộc kỷ Nhị Điệp, sớm hơn thời điểm con khủng long đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất tận 40 triệu năm.
Gaiasia jennyae tồn tại khi mà Nambia gần Nam Cực hơn ngày nay rất nhiều và sở hữu những vùng đầm lầy rộng lớn.
"Nó có một cái đầu to, phẳng, hình bệ xí, cho phép nó mở miệng và hút con mồi vào. Nó có những chiếc răng nanh khổng lồ, toàn bộ phía trước miệng chỉ là những chiếc răng khổng lồ" - TS Jason Pardo, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field (Mỹ), đồng tác giả, mô tả.
Những chiếc răng nanh lớn đan xen rất khác thường cũng là một trong những chi tiết thú vị nhất của hóa thạch, tạo ra một vết cắn độc đáo mà các nhà khoa học có thể hình dung ở các động vật bốn chân đầu tiên.
Trong hình ảnh đồ họa tái hiện lại con quái vật khi còn sống, các nhà khoa học cũng thể hiện con vật với thân hình dài, có vây lớn dọc theo lưng và bụng, khá giống cá chạch.
Ngoài ra, nó cũng có 4 chiếc chân nhỏ, chính là dấu hiệu cho việc con quái vật dần tiến hóa để trở thành động vật bốn chân trên cạn.
Sinh vật này thường chọn đáy hồ, đáy đầm lầy làm nơi sinh sống. Tuy nguy hiểm nhưng nó có khả năng di chuyển khá chậm, săn mồi dựa vào các cuộc phục kích hơn là tốc độ tuyệt đối.
Các nhà nghiên cứu cho rằng loài mới này có thể kết nối một số thông tin trong hồ sơ hóa thạch và có dấu hiệu cho thấy những loài động vật bốn chân sơ khai như thế này có thể đã bao phủ nhiều phần của hành tinh hơn so với suy nghĩ trước đây.
Bên cạnh đó, các đặc điểm của loài quái vật đầm lầy này rất nhiều khác biệt so với các sinh vật cùng thời ở vùng xích đạo, cho thấy hệ sinh vật địa cầu đã đa dạng hóa như thế nào vào kỷ Nhị Điệp.
Kỷ Nhị Điệp là kỷ cuối cùng của đại Cổ Sinh, kết thúc khoảng 252 triệu năm trước. Sau kỷ này là kỷ Tam Điệp của đại Trung Sinh.
Giữa hai kỷ này là một sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp - lớn nhất trong lịch sử Trái Đất - giết chết khoảng 96% sinh vật biển và 70% động vật có xương sống trên cạn. Có thể loài quái vật đầm lầy vừa được phát hiện cũng không thoát khỏi số phận bi thảm đó.
Tuy vậy, sự kiện tuyệt chủng này cũng là tiền đề để các loài mới phát sinh trong kỷ Tam Điệp, bao gồm dòng họ khủng long.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm