Khám phá

Phát hiện 8 tín hiệu siêu kỳ lạ ở sâu thẳm vũ trụ - Cơ hội tìm ra người ngoài hành tinh lại tràn trề?

Những tín hiệu FRB với chu kỳ lặp chính là chìa khóa để giải mã một trong những bí ẩn lớn nhất kể từ khi con người bắt đầu nghiên cứu thiên văn vũ trụ.

Người ngoài hành tinh bị cảnh sát Mỹ bắn chết / Giải bí ẩn “sân chơi” của người ngoài hành tinh ở Trái đất

Một trong những bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ kể từ khi loài người nghiên cứu sâu hơn về thiên văn là các tín hiệu "Radio bùng nổ nhanh" - fast radio burst (FRB). Đúng như tên gọi, đây là các sóng radio phát ra ở tốc độ cực nhanh, bùng lên rồi vụt tắt. Vấn đề nằm ở chỗ, FRB không phát ra theo chu kỳ, nên không ai có thể lần ra nguồn gốc của chúng. Bởi vậy mới có những giả thuyết rằng FRB chính là thứ do một nền văn minh nào đó phát ra, dù chưa thể kiểm chứng.

Phát hiện 8 tín hiệu siêu kỳ lạ ở sâu thẳm vũ trụ - Cơ hội tìm ra người ngoài hành tinh lại tràn trề? - Ảnh 1.

Cũng có thể là tín hiệu do người ngoài hành tinh phát ra?

Nhưng có vẻ bí ẩn này đang dần có lời giải. Mới đây, các chuyên gia thiên văn học đã phát hiện được 8 tín hiệu FRB mới từ sâu thẳm trong vũ trụ, và chúng có chu kỳ lặp.

Đầu năm 2019, chỉ FRB 121102 - một trong những tín hiệu bí ẩn vừa tìm ra - là có chu kỳ lặp lại. Nhưng trong tháng 1, khoa học lại tìm ra thêm 1 tín hiệu lặp nữa là FRB 18081. Và trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Astrophysical, tổng cộng có 8 tín hiệu được xác định nhờ kính thiên văn radio CHIME của Canada.

Báo cáo mới đã nâng tổng số các tín hiệu FRB lặp lên con số 10. Con số này đủ để khoa học bắt đầu xây dựng một cơ sở dữ liệu về FRB, và cho phép chúng ta xác định nguồn gốc và danh tính thực sự của chúng.

FRB là gì

FRB là một khái niệm gây nhiều hoang mang cho khoa học. Chúng là các tín hiệu nằm trong phổ sóng radio tần số cao, chỉ tồn tại vài mili giây. Nhưng trong thời gian ngắn ngủi ấy, chúng phát ra năng lượng bằng 500 triệu lần Mặt trời.

 

Hầu hết FRB được tìm thấy từ trước đến nay chỉ xuất hiện 1 lần, và không thể dự đoán trước nên không bằng cách nào tra lại được nguồn gốc. Bởi vậy việc tìm ra FRB có chu kỳ lặp là cực kỳ quan trọng, vì nó không những cho phép chúng ta làm được điều không tưởng trên, mà còn giúp xác định được danh tính thực sự của chúng. Và thậm chí, khoa học có thể hướng đến việc so sánh sự khác biệt giữa các FRB.

Phát hiện 8 tín hiệu siêu kỳ lạ ở sâu thẳm vũ trụ - Cơ hội tìm ra người ngoài hành tinh lại tràn trề? - Ảnh 2.

"Chắc chắn các FRB không thể đến từ cùng một nguồn, và một số tỏ ra khác biệt so với phần còn lại," - trích lời Ziggy Pleunis, nhà vật lý từ ĐH McGill (Canada).

"Chúng ta đã biết FRB 121102 có thể phát ra thành chùm tín hiệu: có thể không có tín hiệu gì trong hàng giờ, nhưng những giờ tiếp theo lại phát ra đồng loạt trong thời gian ngắn. Câu chuyện tương tự đang xảy ra, và được báo cáo đầy đủ vào lần này."

Trong báo cáo, 6 tín hiệu FRB chỉ lặp 1 lần, và lần dừng lâu nhất là 20h. Tín hiệu thứ 8 là FRB 181119 thì lặp thêm 2 lần, tổng cộng xuất hiện 3 lần.

Ý nghĩa của các FRB?

 

Thật không may, các chuyên gia hiện vẫn chưa thể xác định ý nghĩa của các tín hiệu này, nhưng chúng đang góp phần củng cố một giả thuyết do ĐH Harvard đưa ra rằng mọi FRB thực chất đều có chu kỳ. Chỉ là một số lặp nhanh hơn thôi.

"Cũng giống như núi lửa, có núi hoạt động mạnh hơn." - Pleunis chia sẻ

Giữa các FRB cũng có nhiều điểm giống nhau về tần số. Và việc xác định được điểm giống nhau này có thể là manh mối tìm ra nguồn gốc sản sinh ra chúng. Thậm chí có thể theo dõi được tín hiệu cách chúng ta bao xa, dựa trên chu kỳ của chúng.

Vấn đề là thứ gì đã tạo ra các FRB? Có thể là một ngôi sao cực mạnh nào đó chưa được phát hiện, cũng có thể là một cỗ máy phát tín hiệu của một nền văn minh khác?

"Tôi cho rằng đây là nghiên cứu quan trọng để tìm ra thứ gì đã tạo ra FRB." - Pleunis kết luận. Và nếu đó thực sự là một nền văn minh khác, thì đây chính là bước đầu để chứng minh rằng loài người không hề cô đơn.

 

Theo J.D/Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm