Phát hiện bạch tuộc ở độ sâu hơn 6.000 m dưới đáy biển
Một bộ tộc Ấn Độ săn bắt rắn khổng lồ ở Florida / Chiêm ngưỡng mỏ muối 250 triệu năm - thành phố dưới đáy biển lung linh như kim cương

Một cá thể bạch tuộc được phát hiện ở độ sâu hơn 6.000 m. Ảnh: CNN
Các nhà nghiên cứu tin rằng sinh vật này có khả năng là một loài Grimpoteuthis mới, hay "bạch tuộc Dumbo", một chi thuộc loài bạch tuộc ô.
Trong suốt một năm rưỡi, chương trình thám hiểm Five Deeps đã tiến hành khám phá những nơi sâu nhất đại dương.
Nhà sinh thái biển Alan Jamieson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết cả đội đã hoàn thành hơn 100 lần lặn, bắt gặp rất nhiều loài cá và động vật giáp xác dưới đáy biển, nhưng họ đã bị sốc khi phát hiện ra cá thể bạch tuộc này.
"Trong chuyến lặn vào tháng 4 năm ngoái, như thường lệ, chúng tôi đã quay rất nhiều thứ tương tự, nhưng rồi đột nhiên giữa một lần lặn khoảng gần 6.000 m thì bất chợt con bạch tuộc Dumbo này xuất hiện trước ống kính",Jamieson nói. "Sau đó hai ngày, chúng tôi xuống tới độ sâu 7.000 m và máy ảnh chỉ ở dưới đáy biển trong bốn phút thì bất chợt chúng tôi phát hiện một cá thể bạch tuộc Dumbo khác".
Jamieson cho biết phát hiện này đã xác lập kỷ lục vềnơi sâu nhất có thể tìm thấy bạch tuộc, cho cong người một cái nhìn mới về những thứ có thể được tìm thấy dưới đáy đại dương.
Vị chuyên gia cho biếtông hy vọng phát hiện này sẽ thay đổi nhận thức của mọi người về các sinh vật biển dưới đáy đại dương, những loài thường được bị coi là quái vật.
"Đây chỉ là một con bạch tuộc nhỏ dễ thương làm những con bạch tuộc khác. Không có gì đặc biệt về nó. Hy vọng, mọi người có thể cảm thấy gắn bó hơn với vùng nước sâu thẳm, trái ngược với môi trường kỳ lạ, khủng khiếp mà nó tạo ra", Jaimeson chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'