Phát hiện bộ xương khủng long bên trong một con khủng long khác
Phát hiện ra dấu vết hóa học DNA trong hóa thạch khủng long 75 triệu năm tuổi / Canada phát hiện ra loài khủng long bay mới, có kích thước tương đương một chiếc máy bay nhỏ
Cụ thể, trên địa phận tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, các nhà khoa học Trung Quốc, chuyên nghiên cứu phần hóa thạch khủng long đã tìm ra bộ xương của một con khủng long ichthyosaurus dài 5 mét, có khả năng chết do bị nghẹn khi nuốt một con khủng long khác có kích thước 4 mét.
Kết quả nghiên cứu về phát hiện bất thường này được công bố trên tạp chí khoa học iScience vào ngày 20/8.
Phát hiện bộ xương khủng long bên trong một con khủng long khác. Ảnh minh họa |
Ông Ryusuke Motani, một trong những nhà cổ sinh vật học và giáo sư tại Đại học California cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ tìm thấy tàn tích hoàn chỉnh của một loài bò sát trong dạ dày của những kẻ săn mồi khổng lồ của thời đại Mesozoi, cả ở loài bò sát biển và khủng long”.
Ông Motani cho biết thêm, đây lần đầu tiên các nhà khoa học nhận được bằng chứng cho thấy những kẻ săn mồi khổng lồ đã ăn thịt những con mồi lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, khủng long ichthyosaurus săn bắt con mồi hoặc tìm thấy xác của nó khi đã chết và cố gắng ăn thịt.
Các nhà khoa học cho biết, con khủng long ichthyosaurus khoảng 243 triệu năm tuổi đã chết khi cố ăn thịt con mồi.
Mới đây, trên lãnh thổ vùng Kuzbass (Nga), những quả trứng hóa thạch đã được phát hiện thuộc một loài khủng long cổ đại chưa được xác định.
Trước đó, các nhà khoa học đến từ Đại học Yale ở Hoa Kỳ cho biết, loài khủng longtuyệt chủng liên quan đến sự va chạm của một thiên thạch khổng lồ chứ không phải do hoạt động của núi lửa.
Các nhà cổ sinh vật học xác định rằng những vụ phun trào núi lửa ở khu vực Deccan Trapps (nằm ở Ấn Độ) đã ảnh hưởng đến môi trường từ lâu trước khi loài khủng long tuyệt chủng xảy ra cách đây 66 triệu năm.
Để khẳng định và thiết lập chính xác sự phát thải của nguồn khí phun trào từ núi lửa, một nhóm các nhà nghiên cứu đã so sánh sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu và sự hiện diện của các đồng vị carbon từ hóa thạch biển với các mô hình về hiệu ứng khí hậu do sự giải phóng mạnh mẽ của carbon dioxide vào khí quyển.
Giới khoa học đi đến kết luận rằng hầu hết carbon dioxide đã tràn ngập ở đó rất lâu trước khi thiên thạch rơi xuống. Hoạt động núi lửa trong kỷ Phấn trắng muộn gây ra sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dần dần thêm khoảng hai độ, nhưng không gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt. Theo các nhà khoa học, một số loài, di cư đến hai cực Bắc và Nam nhưng đã quay trở lại trước khi xảy ra vụ va chạm với tiểu hành tinh. Như vậy, có thể khẳng định vụ rơi thiên thạch là nguyên nhân duy nhất gây ra sự tuyệt chủng cho loài khủng long.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có một loại tử thi dù người nhà có trả nhiều tiền, nhân viên lò hỏa táng cũng không ai dám thiêu
Gia đình nữ Giáo sư được Bác Hồ đặc biệt quý mến: Mẹ là liệt sĩ, bố là Đại tướng lẫy lừng sử Việt
Tại sao lạc đà hầu như không có kẻ thù tự nhiên? Không có động vật nào khác ăn nó, tại sao?
Trẻ sơ sinh động vật có thể đi lại ngay sau khi sinh, tại sao trẻ sơ sinh loài người lại không thể làm được điều tương tự?
Làng cổ trên mây ở Việt Nam nằm ở tỉnh nào?
Học ngay cách chống muỗi 'bất bại' của người châu Phi, dù muỗi đậu khắp người cũng không cắn